Hôm qua (22/12), tại buổi tọa đàm này, hơn 160 đại diện DN thuộc CLB HAWA Miền Bắc, các hiệp hội, khách mời và chuyên gia đã tham dự cả trực tiếp và trực tuyến để cùng thảo luận về những thách thức cho phát triển ngành gỗ Việt Nam.
Tọa đàm đã trình bày các tác động của Quy định không phá rừng của liên minh châu u (EUDR) đến kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Theo ông Tô Xuân Phúc – Giám đốc điều hành Forest Trends, EUDR đưa ra 2 yêu cầu cốt lõi để các sản phẩm gỗ được lưu thông là: không gây mất rừng và hợp pháp.
Trong phiên thảo luận đầu tiên đề cập đến EUDR và khả năng thích ứng của các DN ngành gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương – Phó chủ tịch HAWA, đã trình bày về mối quan tâm của các DN gỗ XK để đáp ứng với EUDR khi các nhà mua hàng tại EU đã và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn sản xuất và tiêu dùng bền vững tự nguyện đối với các sản phẩm gỗ.
Ngoài ra, theo ông Đỗ Xuân Lập – chủ tịch VIFOREST, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Tuy thị trường ngành gỗ đã có một số dấu hiệu hồi phục, nhưng năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành.
Tựu trung, Việt Nam đang tích cực nội luật hóa và xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp để kiểm soát toàn bộ chuỗi cung, bao gồm cả chuỗi cung nội địa và xuất khẩu. Theo EUDR, gỗ có chứng chỉ FLEGT nhìn chung đáp ứng được các yêu cầu của EUDR về tính hợp pháp.
———————————
✍ Thông tin chi tiết xem tại:
https://kinhtenongthon.vn/Nhieu-thach-thuc-cho-phat-trien-nganh-go-Viet-Nam-post60230.html