Chuyện của một quốc gia “xin việc” và “cho việc”

LTS: Thập niên 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo ở châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi và họ đã đưa quốc gia bước sang một chương hoàn toàn mới. Bài viết ghi nhận trên trang Tony Buổi Sáng cho thấy, với tinh thần tự tôn dân tộc, việc nghiên cứu phát triển thị trường, gia tăng hàm lượng sáng tạo đã mang đến giá trị to lớn thế nào cho nền kinh tế.

Bài học từ Nhật Bản

Thay đổi đầu tiên là từ giáo dục. Năm 1968, Hàn Quốc mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó, có nhiều người chỉ trích vì tính dân tộc của người Hàn rất cao. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biến từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Ðể rút ngắn thời gian, theo họ, chẳng có cách nào hay hơn ngoài việc lấy kinh nghiệm thành công của người khác.

Hàn Quốc muốn thành công như người Nhật, phát triển kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội. Ðúng 20 năm, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hóa chất, kỹ nghệ đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có thứ gì thì bên Hàn có thứ đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ nét ứng xử văn minh “nhỏ xíu” như nụ cười của một nhân viên bán hàng, cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu đi “cho việc” khi xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người nước ngoài phải đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm.

Làn sóng Halluy

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng.

Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore, hai cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông (Trung Quốc) tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển ngay 2.000 sinh viên ưu tú nhất cử sang Hollywood học nghề, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang, đạo cụ…

6 Chuyen cua mot quoc gia 2
Phim Mối tình đầu với đội ngũ diễn viên cuốn hút người châu Á

Bốn năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc… với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimét và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường quốc tế. Ðại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Halluy nổi tiếng. Người Nhật, người Trung Quốc, người Ðông Nam Á… trở thành tín đồ phim Hàn.

Năm 1988, ngoài 2.000 người đi Hollywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, cũng ngần ấy người được cử đi Milan (Ý) và Paris (Pháp) để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như: Kia, Samsung, Hyundai còn thuê những người nước ngoài giỏi nhất làm việc cho họ. Chẳng hạn như Tập đoàn Kia, họ thuê cả ê-kip thiết kế của hãng xe Ðức như Mercedes, BMW với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán xe sang châu Âu thì bao bì, nhãn mác phải hợp với thẩm mỹ của người Tây. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt ngạc nhiên, ngưỡng mộ và thích thú. Ngoài ra, những sinh viên Hàn Quốc giỏi toán nhất cũng được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một trung tâm tài chính như London, New York.

Các quỹ đầu tư ra đời, họ tìm các nhà máy nhỏ mới khởi nghiệp để rót tiền vào và tham gia quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức và trí tuệ để xây dựng. Bởi họ nghĩ đơn giản, thêm một người Hàn giàu là cả dân tộc giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hóa Hàn Quốc đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải có thời gian phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh (smart phone) và máy tính bảng (tablet), cạnh tranh với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicon (Mỹ).

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù sản phẩm có kém cỏi như hồi thập niên 70 hay hiện đại, tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm của thời khởi nghiệp thì làm sao doanh nghiệp còn tồn tại với sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn Quốc đầu tiên, mùa thu năm 2005, người chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích nhờ mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, thoăn thoắt lấy hết món này đến món khác cho Tony xem, tất cả đều là của Hàn Quốc sản xuất. Do tiếng Anh không tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến khàn cả giọng. Khi Tony chỉ hộp phấn Lancôme của Pháp thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì đã không thành công khi tình yêu nước của mình không thuyết phục được khách hàng. Một cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt đến vậy. Vì sự cảm phục, Tony mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không.

Lúc bước ra khỏi cửa hàng, Tony ngoái lại nhìn, vẫn thấy cô gái gập đầu cung kính. Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè với những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia sau lưng. Và Tony biết, với người Hàn, sau lưng của mỗi công dân luôn là một Tổ quốc.

Tony (Nguồn: tonybuoisangonline)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...