Điểm sáng Ấn Độ

 

Trong khi xuất khẩu sang thị trường truyền thống như Mỹ, EU… sụt giảm mạnh thì thị trường Ấn Độ đang nổi lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng ấn tượng. Cơ hội cho doanh nghiệp Việt ở thị trường này tiếp tục rộng mở những tháng cuối năm.

 

Nắm giữ cơ hội lớn

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2023 đã đạt 64,9 triệu USD, tăng 265,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ ván và ván sàn là mặt hàng xuất khẩu chính. Trong 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới Ấn Độ đạt 51,13 triệu USD, tăng 250,9% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 81,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tương tự, ở mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, Việt Nam cũng là quốc gia giữ kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sang thị trường Ấn Độ, đạt 7,2 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, cũng như các quốc gia khác, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ấn Độ cũng có xu hướng giảm từ đầu năm 2023. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ấn Độ đạt 71,8 triệu USD, giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường cung cấp chính cho Ấn Độ trước đây như Trung Quốc, Malaysia, Sri Lanka… đều giảm tỷ trọng.

Tuy nhiên, Singapore, Indonesia, Việt Nam… lại tăng xuất khẩu nội thất vào thị trường này. Nguyên nhân là vì các doanh nhân Ấn Độ thời gian qua nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn cung mới, tạo thêm lựa chọn cho khách hàng. Ông Huzefa Samplewala – Chủ tịch Hiệp hội Nội thất Ấn Độ (AFMT) cho biết Việt Nam nắm giữ cơ hội lớn xuất khẩu nội thất vào Ấn Độ nhờ trình độ sản xuất cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu đơn hàng từ trung đến cao cấp. Hiện Ấn Độ chưa phải là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu chưa cao, chủng loại chưa nhiều và chưa có những đơn hàng lớn, dài hạn nhưng trong tương lai, tỉ trọng xuất khẩu nội thất từ Việt Nam sang Ấn chắc chắn sẽ tăng, đặc biệt là ở mặt hàng nội thất bằng gỗ.

Tăng trưởng cao

Thị trường nội thất Ấn Độ trị giá 16 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào 2027, chưa đầy 5 năm tới đây. Theo Oxford Economies, năm 2020, ngành bán lẻ tại Ấn có trị giá 883 tỷ USD và dự kiến tăng tới 1.300 tỷ USD năm 2024, trở thành thị trường lớn thứ ba thế giới. Trong đó nội thất gia dụng chiếm 60% thị trường, đáng nói, khoảng 50% thuộc về Home Décor. Riêng với nội thất làm việc tại nhà, dự kiến sẽ đạt 3,49 tỷ USD vào 2026.

19 Diem sang An Do 1

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thống kê trong nửa đầu năm 2023, trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước này đạt 1,02 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng chính Ấn Độ nhập khẩu (bao gồm mã HS 4403, 4407, 4408, 4412, 4418, 4421) chiếm 94% tổng trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Dù tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng xét về giá trị, Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,4% tổng trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Ấn Độ.

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi trong khâu vận chuyển, hiện Ấn Độ hoàn toàn không áp thuế với nội thất nhập khẩu từ Việt Nam. Lợi thế này mở đường cho nội thất Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới. “Dư địa cho các doanh nghiệp (DN) nội thất Việt Nam ở thị trường Ấn Độ là rất lớn”, ông Đỗ Duy Khánh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ nhận xét.

Theo ông Khánh, dù tiềm năng tăng trưởng cao nhưng thị trường Ấn Độ cũng có những đòi hỏi buộc DN nội thất Việt Nam phải cẩn trọng tìm hiểu thông tin, đánh giá nhu cầu về sản phẩm và hàng loạt yêu cầu về môi trường, quy chuẩn chất lượng… Do đó, DN cần nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ để gia tăng lợi thế cạnh tranh.

19 Diem sang An Do 3

Không chỉ yêu cầu chất lượng cao, thị trường Ấn Độ còn cần sự phong phú trong thiết kế. Theo ông Chinta Parekh, nhà mua hàng đến từ Ấn Độ, nguyên nhân là mỗi bang của Ấn đều có bản sắc riêng, đòi hỏi DN phải có khả năng linh hoạt trong thiết kế lẫn sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu người dùng.

Bên cạnh đó, trong xu hướng tiêu dùng xanh, khách hàng Ấn Độ cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn an toàn, bền vững ở sản phẩm nội thất đã, đang và sẽ áp dụng ở các quốc gia tiên tiến như Mỹ và châu Âu… “Muốn tham gia thị trường, DN Việt Nam phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn nội thất xanh”, ông Shailesh Patel, CEO Surani Interior, đơn vị cung ứng gỗ nhân tạo hàng đầu Ấn Độ tư vấn.

Quốc Uy

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...