Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống kê Trung ương, năm 2024, Ba Lan có hơn 32.000 nhà sản xuất nội thất, sử dụng khoảng 150.000 lao động. Năm 2023, giá trị sản xuất nội thất của Ba Lan đạt 15,8 tỷ USD, đưa Ba Lan trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba trên toàn thế giới, sau Italy và Đức. Các nhà sản xuất nội thất Ba Lan ngày càng mang đến cơ hội nhập khẩu hấp dẫn cho các doanh nghiệp Mỹ.

Thế mạnh tổng hòa

Thành công của hoạt động xuất khẩu đồ nội thất Ba Lan tổng hòa của các yếu tố: Giá cả cạnh tranh, thiết kế hấp dẫn và vật liệu chất lượng cao. Các nước Tây Âu là thị trường chính cho sản phẩm nội thất xuất khẩu của Ba Lan, trong đó dẫn đầu là nước Đức (6,8 tỷ USD), tiếp theo là Pháp và Cộng hòa Séc (gần 1,5 tỷ USD mỗi nước), Hà Lan và Vương quốc Anh (hơn 1,15 tỷ USD mỗi nước, dựa vào dữ liệu xuất khẩu năm 2023).

Các nhà sản xuất Ba Lan có được lợi thế về giá cả cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất thấp hơn so với các đối tác Tây Âu. Sự sẵn có của vật liệu chất lượng cao là nhờ ngành công nghiệp gỗ lớn mạnh và ngày càng mở rộng của Ba Lan. Trong năm 2023, Cục Lâm nghiệp Nhà nước Ba Lan đã bán ra 39,164 triệu mét khối gỗ.

25 Dong luc moi cua Ba Lan 2

Một yếu tố quan trọng khác dẫn đến thành công của ngành nội thất là thế mạnh thiết kế. Theo Bảng xếp hạng Thiết kế Thế giới (World Design Rankings) 2024, Ba Lan nằm trong số 20 quốc gia sở hữu nhiều nhà thiết kế tài năng nhất. “Các nhà sản xuất nội thất Ba Lan không chỉ bắt kịp mà còn tạo ra những xu hướng mới trong ngành. Họ hiểu được nhu cầu của người dùng cuối, luôn thể hiện sự linh hoạt và đổi mới trong các lĩnh vực chính như thiết kế, tìm nguồn cung ứng và sản xuất. Chúng ta cũng đang chứng kiến xu hướng mua nội thất trực tuyến ngày càng tăng và đồ nội thất Ba Lan xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng thương mại điện tử”, Anna Jurkowska, chuyên gia chính thuộc Phòng Hỗ trợ Xuất khẩu Cơ quan Đầu tư và Thương mại Ba Lan (Polish Investment and Trade Agency – PAIH)  cho biết.

Khả năng thay thế Việt Nam

Sự hợp tác giữa các công ty Ba Lan và Mỹ trong lĩnh vực nội thất không ngừng phát triển. Năm 2022, Ba Lan được xếp hạng là nhà cung cấp đồ nội thất lớn thứ 13 cho thị trường Mỹ, năm 2023 và 2024, nước này vươn lên vị trí 11 và là một trong những nhà cung cấp tăng trưởng nhanh nhất so với các quốc gia quan trọng khác. Năm 2024, Ba Lan xuất khẩu khoảng 302 triệu USD sang Mỹ.

Từ mức thuế 0 đến 3% hiện tại, chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump sẽ tác động đến nền kinh tế Ba Lan ở mức vừa phải. Theo báo cáo có tiêu đề “Hậu quả tiềm tàng của những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ đối với nền kinh tế Ba Lan” cho thấy 2,6% GDP của Ba Lan được tạo ra nhờ nhu cầu của Mỹ đối với giá trị gia tăng của Ba Lan. Nếu Mỹ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ EU, GDP của Ba Lan có thể giảm 0,38 – 0,43%.

Danh mục sản phẩm lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu đồ nội thất của Ba Lan là sản phẩm nội thất ghế ngồi, chẳng hạn như: Đồ nội thất bọc nệm, nội thất văn phòng và bán lẻ, nội thất nhà bếp và nệm. Đồ nội thất Ba Lan có tiềm năng trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn trong bối cảnh thuế quan đe dọa đánh vào các sản phẩm từ Trung Quốc, Việt Nam, Mexico hoặc Canada.

Nắm bắt cơ hội này, PAIH đưa ra chương trình “Ba Lan kinh doanh vươn xa”, hỗ trợ và thúc đẩy ngành công nghiệp nội thất Ba Lan. Sáng kiến này như một phần của dự án “Quốc tế hóa các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Brand HUB” của Cơ quan Đầu tư và Thương mại Ba Lan, hợp tác với Bộ Phát triển và Công nghệ, theo chương trình “Các quỹ châu Âu dành cho nền kinh tế hiện đại 2021-2027”.

Bùi Trần

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...

Tin vui EUDR

Các biện pháp đơn giản hóa và giảm bớt gánh nặng hành chính để tạo điều kiện thực hiện Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) cộng với việc được xếp hạng rủi ro thấp mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam kiện toàn các đòi hỏi từ thị trường châu Âu....

Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Hơn 200 khách mời đã có mặt tại Tọa đàm “Cải cách hành chính – Kiến tạo không gian phát triển” diễn ra sáng ngày 9/7 tại trường Đại học Hoa Sen TP. HCM. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện chuyên môn thuộc Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam (VIBE) 2025 do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu Xây dựng TP. HCM (SACA) tổ chức....

Đẩy mạnh tính hợp pháp nguyên liệu đầu chuỗi

Việt Nam đang ngày càng nỗ lực hơn trong việc đảm bảo nguồn gốc minh bạch của nguyên liệu gỗ trong sản xuất nội thất cung ứng cho thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tại diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025, diễn ra ngày 8/5 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã ghi nhận thực tế đáng tự hào này....

Hội nghị AI TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn – Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững”

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP tổ chức Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn - Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững". Hội nghị sẽ là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của AI và Big Data, góp phần vào quá trình chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế của TP.HCM trong kỷ nguyên mới....