Đường đến Milan

Mở con đường trực tiếp đến Milan  thông qua các chương trình hợp tác, chính phủ Trung Quốc đã giúp cho công nghiệp nội thất nước nhà có thêm giá trị sáng tạo trên nền tảng văn hóa quốc gia.

 

Chuyện của Nam Khang

Ở miền núi phía Nam Trung Quốc, tại quận Nam Khang (Nankang) của thành phố Cám Châu (Ganzhou), tỉnh Giang Tây, trung tâm xử lý vật liệu thông minh hoạt động suốt ngày đêm. Không giống như các nhà máy sản xuất nội thất điển hình với tiếng cưa máy ầm ầm và mùn cưa bay khắp nơi, cơ sở này hoạt động chính xác theo dây chuyền sản xuất đã được chuẩn hóa.

Các robot công nghiệp tự động chọn màu gỗ và xử lý vật liệu một cách công phu, trong khi xe đẩy AGV (Automated Guided Vehicle – xe được hướng dẫn tự động) thông minh vận chuyển chúng. Cùng lúc đó, dữ liệu sản xuất cập nhật theo thời gian thực được hiển thị trên màn hình LED.

Cách Nam Khang hơn 10.000km, phòng triển lãm nội thất Nam Khang lần đầu tiên ra mắt tại Tuần lễ Thiết kế Milan ở kinh đô thời trang của nước Ý. Suốt tuần lễ, phòng triển lãm này trưng bày những món nội thất nguyên bản mang đậm nét đặc trưng Trung Quốc, bao gồm đồ trang trí phòng trà, ghế tre và bộ bàn ăn bằng gỗ dái ngựa (mahogany), được sắp đặt tỉ mỉ.

Được các nhà thiết kế lỗi lạc người Ý hướng dẫn, cách trưng bày và trang trí của phòng triển lãm này đã thúc đẩy bầu không khí trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, thu hút được nhiều du khách hơn.

Marco, một người Ý khoảng 70 tuổi đến tham quan, cho biết ông “rất ngạc nhiên” khi thấy sản phẩm nội thất mang đậm chất Trung Quốc ở Milan. Ông nói: “Ý tự hào về việc sản xuất đồ nội thất chất lượng cao, nhưng các cuộc triển lãm của Trung Quốc lại rất đặc biệt và tôi nghĩ đây là một cơ hội trao đổi tốt để cả hai bên có thể tìm hiểu thêm nhiều kiểu dáng sản phẩm khác nhau”.

Kể từ khi thành lập vào năm 1961, Hội chợ Nội thất Milan thường niên vẫn giữ một vị thế danh giá trong ngành, thu hút các nhà thiết kế trên toàn thế giới vào mỗi mùa xuân. Bảy doanh nghiệp nội thất từ Trung Quốc đã tham gia trưng bày sản phẩm của họ dưới biểu ngữ “Nội thất Nam Khang”.

Đồ nội thất triển lãm được chế tác từ các vật liệu như gỗ tần bì, gỗ dái ngựa và mây, trải dài theo nhiều phong cách đa dạng, bao gồm phong cách thẩm mỹ mới của Trung Quốc, Bắc Âu và hiện đại. Theo các quan chức chính quyền địa phương ở Nam Khang, tất cả sản phẩm trưng bày đều được cấp bằng sáng chế về kiểu dáng, cho thấy đây là thiết kế nguyên mẫu.

Sản xuất thông minh để cải tiến năng suất

Deng Wangqiang – Chủ tịch Công ty nội thất Jiangxi Aiyang, cho biết: “Milan là một trong những khu vực sản xuất nội thất phát triển nhất thế giới. Là một nhà sản xuất nội thất, tôi luôn mơ ước được đưa sản phẩm của mình đến Milan”. Trong hai thập niên qua, ông đã chứng kiến những biến đổi lớn trong ngành nội thất ở Nam Khang. Những năm 2000, giống như gần 100.000 thợ mộc Nam Khang, ông đến tỉnh Quảng Đông tìm việc làm. Sau đó, ông về quê thành lập xưởng sản xuất nội thất. Deng nói: “Trở ngại chính cho việc mở rộng của chúng tôi là năng suất”, và ông đưa ra ví dụ một người thợ mộc trước đây từng phải mất ba ngày mới làm ra được một chiếc giường gỗ.

Trong 10 năm qua, ngành nội thất Nam Khang đã dần áp dụng phương pháp sản xuất thông minh. Deng nhận xét: “Đó là một sự tiến triển dần dần nhưng không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của ngành. Mỗi năm đều có cải thiện”. Hiện nay, một nhà máy ở Nam Khang chuyên sản xuất giường với 30 công nhân có thể sản xuất tới 30.000 chiếc giường mỗi tháng, cho thấy năng suất đã tăng gấp trăm lần.

Ngày nay Trung Quốc là quốc gia sản xuất đồ nội thất hàng đầu thế giới, trong đó Nam Khang nổi lên là một trong những trung tâm ứng dụng công nghệ của ngành. Những năm gần đây Nam Khang đã đẩy nhanh việc phát triển một giao điểm then chốt theo Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, thiết lập và vận hành cảng nội địa mở thứ tám của Trung Quốc.

Hội chợ Nội thất Milan lần thứ 62 có sự góp mặt của gần 2.000 nhà triển lãm và 185 thương hiệu từ 35 quốc gia. Trong thời gian diễn ra Hội chợ Nội thất Milan, quận Nam Khang đã ký kết thỏa thuận với Hiệp hội Hữu nghị Ý – Trung Quốc để thành lập một khu công nghiệp nội thất quốc tế. Theo He Shanjin – Bí thư Quận ủy Nam Khang, quận có hơn 10.000 doanh nghiệp sản xuất và công nghiệp phụ trợ, sử dụng hơn 500.000 lao động. Năm 2023, doanh thu chính của cụm công nghiệp này là hơn 270 tỷ nhân dân tệ (37,29 tỷ USD). Ông nhận xét: “Việc kết hợp với Ý, quốc gia hàng đầu về thiết kế, sáng tạo là bước phát ngoặc của ngành công nghiệp nội thất Trung Quốc, bổ sung mạnh mẽ cho các giá trị cho công tác sản xuất”.

Bùi Trần tổng hợp

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...