EC đánh giá cao Việt Nam thích ứng nhanh chóng với quy định chống phá rừng Châu Âu

EC nhất trí với đề xuất đưa Việt Nam trở thành hình mẫu toàn cầu trong hợp tác với EU về phát triển xanh, bền vững và thích ứng với Quy định chống phá rừng.

Nhằm tăng cường hợp tác Việt Nam – EU trong phát triển bền vững, Đoàn Công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cơ quan của Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels, Bỉ.

Trong các phiên làm việc với Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và Tổng vụ Môi trường của EC ngày 18/9, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi nông nghiệp sang hướng sinh thái, xanh và bền vững.

Việt Nam coi đây không chỉ là việc thực hiện các cam kết quốc tế mà là để tạo ra những giá trị mới cho phát triển nông nghiệp đi kèm với bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, gìn giữ tài nguyên cho thế hệ tương lai, đóng góp cho phát triển bền vững toàn cầu. Bộ trưởng cũng nêu rõ cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phát triển ngành nông nghiệp minh bạch – trách nhiệm – bền vững khi Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm lớn trên thế giới.

Đối với Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ thông điệp của Việt Nam về việc tuân thủ Quy định này không chỉ để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ vào thị trường EU, mà còn là cơ hội phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng chiến lược của ngành là minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.

Ngay khi EC thông qua EUDR, Bộ NN-PTNT đã tham gia nhiều cuộc trao đổi chuyên sâu ở cả cấp kỹ thuật và cấp lãnh đạo EC cũng như nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị Khung kế hoạch hành động thích ứng với EUDR, trong đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và phân công các cơ quan chuyên môn của Bộ triển khai thực hiện.

Trước đó, ngày 29/6, Bộ NN-PTNT đã tổ chức ký kết Bản ghi nhớ với Sở NN-PTNT 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế liên quan nhằm phối hợp thực hiện hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất không gây phá rừng, suy thoái rừng; sản xuất bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Bộ cũng đã gửi thư cho các lãnh đạo các tỉnh, thành phố để phối hợp thực hiện.

Với sự hợp tác và cùng hành động của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng và bà con nông dân, hiện nay các tác nhân trong các chuỗi giá trị ngành hàng bị ảnh hưởng đã tự tin hơn và đã bắt đầu triển khai các hoạt động để thích ứng với EUDR.

Bo truong Le Minh Hoan trao qua luu niem la san pham OCOP cho ba Florika Fink Hooijer Tong vu truong Tong vu Moi truong EC

Tại các phiên làm việc, ông Virginijus Sinkevičius, Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và bà Florika Fink-Hooijer, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Môi trường cho biết thông điệp của Việt Nam về việc biến thách thức thành cơ hội đã tạo cảm hứng cho EC trong triển khai công việc cùng các đối tác và trở thành hình mẫu toàn cầu về thích ứng với EUDR và phát triển bền vững.

Các cơ quan EC đánh giá cao hành động nhanh chóng và sẵn sàng của Việt Nam trong việc thích ứng với EUDR. Cao ủy và Tổng vụ trưởng cho biết cách làm của Việt Nam đã gợi ra nhiều ý tưởng cho EC trong hợp tác với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung.

EC cam kết sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. EC cho rằng quan hệ hợp tác và đối tác với Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu bền vững. Ngay ở bước đầu tiên này, EC sẽ triển khai dự án “Nông nghiệp bền vững vì các hệ sinh thái rừng” (Dự án SAFE) hỗ trợ chuyển đổi bao trùm các chuỗi cung ứng bền vững, không gây phá rừng theo Quy định EUDR tại Việt Nam; trong đó, tập trung vào ngành hàng cà phê là ngành hàng chủ lực bị ảnh hưởng bởi Quy định này.

Đồng thời, EC khuyến khích các tập đoàn lớn đa quốc gia và các tổ chức phát triển như Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) hợp tác với Bộ NN-PTNT theo hình thức đối tác công – tư để triển khai việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu vùng trồng, truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, phù hợp, chi phí thấp, tăng cường hệ thống giám sát và chuyển đổi sinh kế cho nông dân ở những vùng rủi ro. Đây là nền tảng để đảm bảo đưa Việt Nam vào nhóm rủi ro thấp khi áp dụng Quy định EUDR, xây dựng uy tín và thương hiệu cho nông sản Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chia sẻ những tác động trực tiếp đến một số chuỗi cung ứng ngành hàng và tới sinh kế của nông hộ, đặc biệt là các nông hộ quy mô nhỏ vốn chiếm tỷ lệ chi phối ở Việt Nam khi Quy định có hiệu lực vào tháng 1 năm 2025. Các chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng EUDR, đặc biệt trong các vấn đề về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc, triển khai hệ thống giám sát chống phá rừng.

Để thích ứng với EUDR, trong bối cảnh các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng ở Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các cơ quan EC tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Thứ nhất, Bộ trưởng đề nghị EC có quy trình, lộ trình cụ thể đối với việc thực thi EUDR. Nhanh chóng ban hành tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cho các ngành hàng bị ảnh hưởng để chuẩn bị đáp ứng Quy định EUDR có hiệu lực vào tháng 1/2025.

Thứ hai, có giải pháp giảm thiểu chi phí cho các tác nhân trong chuỗi giá trị trong việc thích ứng với EUDR, đặc biệt là về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc. Phân rõ sản xuất theo mức độ nguy cơ và giảm thiểu yêu cầu về định vị, truy xuất nguồn gốc đối với vùng an toàn.

Thứ ba, đề nghị EU phối hợp với Bộ NN-PTNT và các tổ chức quốc tế như IDH và các tổ chức chứng nhận khác dựa trên mức độ thông tin khái quát hiện có, để xác minh mức độ rủi ro của các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam nhằm áp dụng các biện pháp phù hợp.

Thứ tư, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị EC xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa Việt Nam thành trường hợp điển hình hỗ trợ của EU và các đối tác thực hiện thích ứng với Quy định chống phá rừng EU. Trong đó, cần quan tâm hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong thực thi Quy định chống phá rừng EU như hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, bản đồ hiện trạng rừng, truy xuất nguồn gốc…

Thứ năm, đề nghị EC hỗ trợ xây dựng và triển khai các mô hình sinh kế bền vững cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng bởi EUDR.

Thứ sáu, thiết lập đường dây nóng xử lý vấn đề trong thực thi Quy định chống phá rừng EU.

Các đối tác EC đánh giá cao đề xuất của Bộ trưởng và mong hai bên thúc đẩy triển khai các sáng kiến, đề xuất của phía Việt Nam một cách sớm nhất, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu toàn cầu trong hợp tác với EU về phát triển xanh, bền vững và thích ứng với Quy định chống phá rừng.

————————————

Ngày 16/5/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR). EUDR là quy định mới nhất của châu Âu liên quan đến vấn đề phát triển xanh và bền vững, trong đó quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản không gây mất rừng.

EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020, bao gồm chăn nuôi gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ, cũng như các mặt hàng được nuôi hoặc sản xuất bằng các sản phẩm đó như da, sô cô la, giấy in, đồ nội thất, than củi và một số dẫn xuất dầu cọ. Cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những ngành hàng chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quy định này. Quy định này sẽ có hiệu lực thực thi từ tháng 1/2025.

Anh Tuấn

(Nguồn: chuyên mục Chính trị của Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...