Giấc mơ cỏ năn tượng

Không chỉ góp phần cải tạo môi trường, loài cỏ sinh trưởng mạnh trên vùng nước nhiễm mặn này còn là nguồn sinh kế cho hàng ngàn hộ lao động. Với sự kết hợp bài bản giữa các nghiên cứu khoa học và công tác phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, năn tượng hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nguyên liệu mang tính bứt phá cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

 

Tháng 7/2024, giá bán lục bình khô ghi nhận tại Tam Bình, Vĩnh Long là 25.000 đồng/kg, tăng hơn 30% so với giá phổ biến trước đây. Thương lái thu mua nhiều, thêm việc thiếu nhân công thu hoạch khiến giá nguyên liệu này tăng mạnh, tạo áp lực lên ngành thủ công đan lát.

Nỗi buồn của lục bình

“Doanh nghiệp (DN) Việt Nam chịu cạnh tranh trực tiếp với các DN Trung Quốc thu gom nguyên liệu này”, bà Phạm Thị Hồng Quang – Giám đốc Công ty Thủ công mỹ nghệ Nguồn Việt chia sẻ. Nhu cầu về một nguồn nguyên liệu mới, có khả năng thay thế lục bình là rất lớn.

“Mọi người bị “đóng khung” bởi lục bình, nên không biết ở Việt Nam có những lựa chọn khác hoàn toàn có thể thay thế được lục bình, thậm chí là tốt hơn, kinh tế hơn” – Tiến sĩ Dương Văn Ni, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm – Đa dạng sinh học, thuộc Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ.

23 Giac mo co nan tuong 3

Sở hữu nhiều năm nghiên cứu đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Ni là người mang cây giống năn tượng từ Hà Tiên, sát biên giới Campuchia, về Việt Nam. “Đây là loài cỏ trời cho, đặc biệt thích ứng với vùng sinh thái mặn lợ, mọc phổ biến ở đồng bằng nhưng không hiểu sao từ năm 2000, tôi không còn thấy nữa. Khi gặp lại, tôi mang giống về trồng cùng bồn bồn, các loại cỏ chịu mặn khác trong chương trình nghiên cứu cải tạo môi trường”, ông kể.

Cỏ năn tượng có thể chịu mặn như cây bồn bồn, thậm chí độ mặn tới 15 – 20‰ vẫn không chết. Chỉ cần cấy găm 3 tép cỏ xuống đất bùn mặt ruộng, chỉ trong thời gian ngắn cây sẽ tự nở bụi. Đúng như tiến sĩ Ni dự đoán, cây chịu ngập và sinh trưởng tốt vùng nước mặn. Nếu được trồng kết hợp với nuôi tôm quảng canh, tôm lớn nhanh hơn, ít hao hụt… Tôm ăn ngó non của năn tượng giúp chống chịu bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa khai thác hết lợi ích của loại cỏ này. Phải có giải pháp nào tăng thu nhập bền vững, giúp người dân đồng bằng thoát khỏi xung đột mặn – ngọt khi dẫn nước mặn về mở rộng nuôi tôm. Nghĩ vậy nên ông Ni cắt năn tượng phơi khô, đem đến các hợp tác xã và DN để thuyết phục họ ứng dụng vào sản xuất. Kết quả, chỉ là những cái lắc đầu suốt hai thập kỷ.

Hy vọng mới của ngành nội thất

Tiến sĩ Ni nhớ lại: “Năm 2002 người dân bắt đầu trồng năn tượng nhưng mãi  đến năm 2022, sản phẩm từ loài cỏ này mới bước ra được thị trường nhờ nỗ lực phát triển làng nghề nông thôn, kết hợp với DN đào tạo nghề, xây dựng chuỗi cung ứng…”. Đó là khi Quỹ Bảo tồn Mekong – MCF (Mekong Conservancy Foundation) do ông Ni làm chủ tịch kiêm tổng giám đốc bắt tay vào cuộc.

23 Giac mo co nan tuong 2

So với một vụ lúa, nếu được mùa, người nông dân lời khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/công, trồng năn tượng không tốn phân thuốc, thu 10 tấn năn tượng tươi trên một công ruộng (1.000m2) sẽ cho 1 tấn khô, thu hoạch 3 đợt, cách nhau 4 tháng. Giá năn tượng khô khoảng 8.000 đồng/kg, bình quân cho thu nhập từ 18 – 24 triệu đồng/công/năm. Công ty Giải pháp sinh kế Mekong (Mekong Livelihood Solutions – MLS, do Quỹ MCF hỗ trợ, tư vấn) là đơn vị thu mua nguyên liệu này, sử dụng sản xuất đan giỏ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

“Nếu đồng bằng Sông Cửu Long có thể phát triển 1 triệu ha cỏ năn tượng. Với vòng quay 4 tháng, 3 vòng lặp/năm, có thể cung ứng 10 triệu tấn/năm nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ. Giá lại rẻ hơn so với lục bình. Kho nguyên liệu tự nhiên này trị giá hơn 9 tỷ USD”, ông Trần Lam Sơn – Phó tổng giám đốc Thiên Minh Furniture nhận xét. Trăn trở rất lâu về một nguồn nguyên liệu bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh, nay tiếp cận được cây năn tượng, ngành thủ công, nội thất Việt Nam lại có thêm hy vọng về việc chủ động nguồn cung nguyên liệu.

Theo ông Sơn, vì sống ở nước mặn nên sản phẩm từ năn tượng chống được mối mọt. Phơi nắng càng lâu, cỏ càng lên màu đẹp nên đã xuất khẩu được vào các hệ thống phân phối nội thất lớn ở Mỹ. Trồng trên đất đồng bằng, nguyên liệu này dễ có được chứng chỉ FSC, thuận lợi trong việc đáp ứng các tiêu chí của EUDR. Sau sản phẩm thủ công mỹ nghệ, năn tượng hoàn toàn có thể ứng dụng kết hợp với gỗ để làm đồ nội thất, sản xuất viên nén, bột giấy…

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Lê Đại Thắng, Công ty Nội thất Nghĩa Sơn – DN chuyên làm ngoại thất xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cho biết khả năng khách hàng thủ công mỹ nghệ đón nhận sản phẩm từ cỏ năn tượng là rất lớn. Chỉ riêng việc ứng dụng năn tượng làm vật liệu chèn lót đạt chuẩn FSC đã là thành công không nhỏ. Do vậy, ông mong muốn và sẵn sàng kết hợp các DN để cùng phát triển ứng dụng nguồn nguyên liệu này…

Phấn khởi trước sự đón nhận nhiệt tình từ phía các DN Việt Nam, điều mà cách đây 20 năm ông tìm kiếm, tiến sĩ Ni cho rằng, ngành mỹ nghệ, chế biến gỗ có tiềm năng khai thác năn tượng nhưng cần chú ý để tránh hệ quy chiếu bởi lục bình. Ông nhắn nhủ: “Nên dùng nguyên liệu mới bằng cách làm mới, tư duy mới, trong đó tập trung phát triển mẫu mã mới để mở ra tiềm năng tốt hơn cho loại cỏ này”.

Minh Kiên

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
A pile of stacked firewood, prepared for heating the house. Gathering fire wood for winter or bonfire. Man holds fire wood in hand

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành […]

...
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc cho thấy một xu hướng […]

...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị […]

...
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...