Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới

Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc cho thấy một xu hướng rõ ràng: Các quốc gia có khả năng hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất đang có lợi thế lớn. Việc thiết lập hệ thống thương mại toàn cầu không phải tự nhiên mà có. Đó là cả một quá trình gắn kết từ hạ nguồn đến thượng nguồn rất rõ ràng. Các quốc gia vận dụng được lợi thế này đều được hưởng lợi.

Lợi thế của chuỗi cung ứng hoàn thiện

Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc thiết lập các thể chế thương mại và luật chơi để quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001. Trung Quốc đã trở thành một đối trọng của Mỹ cả về thương mại lẫn sức mạnh quốc gia. Đến năm 2024, Trung Quốc chiếm 31,6% sản lượng sản xuất toàn cầu, gấp đôi Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, đến năm 2030, Trung Quốc có thể chiếm khoảng gần một nửa hàng hóa toàn cầu. Họ sở hữu những xưởng sản xuất khổng lồ, đáp ứng hầu hết các mặt hàng với giá cực kỳ cạnh tranh.

Trong khi đó, cơ cấu kinh tế Mỹ dịch chuyển mạnh sang dịch vụ, chiếm 78% GDP và 87% lao động. Các ngành công nghiệp chỉ còn chiếm khoảng 12% GDP và 12% lao động. Điều này giải thích lý do Mỹ nhập siêu lớn. Mặc dù Mỹ làm dịch vụ và chiếm phần giá trị gia tăng cao nhất, việc để sản xuất tuột khỏi tầm tay đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và an ninh kinh tế. Khi các quốc gia khác đủ mạnh, điều này đe dọa đến vị thế độc tôn của Mỹ.

Vì vậy, dưới nhiệm kỳ Trump 2.0, chiến lược America First đã được ban hành, với một trong ba trụ cột chính sách là thuế quan. Tổng thống Donald Trump đã đưa ra các mục tiêu như giảm thâm hụt thương mại, chuyển sản xuất các ngành công nghiệp giá trị cao và việc làm về Mỹ, cũng như bảo vệ chuỗi cung ứng và đảm bảo an ninh quốc gia. Thuế quan được ông sử dụng giống như một “quả cầu phá hủy” để phá vỡ trật tự cũ, thiết lập luật chơi mới và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Việt Nam: Xuất siêu sản phẩm nhưng nhập siêu nguyên phụ liệu

Nhìn vào thực trạng xuất khẩu, chúng ta thấy Việt Nam xuất siêu nhiều các mặt hàng như: Giày dép, gỗ, dệt may, máy vi tính, điện thoại, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là chúng ta đang nhập siêu nguyên phụ liệu rất lớn từ Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và một số khu vực khác để gia công, xuất khẩu sang Mỹ và EU.

Thực trạng này khiến Mỹ đã đặt ra nghi ngờ về tỷ lệ hàng trung chuyển. Câu chuyện bao nhiêu phần trăm là hàng trung chuyển và gian lận xuất xứ sẽ là trọng điểm trong các đàm phán tới đây. Mô hình tăng trưởng dựa trên gia công xuất khẩu này đã bộc lộ rõ sự bất cập, với hàm lượng giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa rất thấp. Việc siết chặt kiểm soát gian lận xuất xứ, đặc biệt là hàng chuyển tải từ nước thứ ba qua Việt Nam, để minh bạch chuỗi giá trị và nguồn gốc xuất xứ là rất cần thiết.

Thuế đối ứng mới, có thể áp dụng mức cao hơn nhiều so với thuế tối huệ quốc (MFN) bình quân 9,4% trước đây, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Nó có thể dẫn đến việc tạm ngưng hoặc chuyển hướng đơn hàng mới từ đối tác.

“Made by Vietnam” để gia tăng giá trị

Trước những thách thức này, DN Việt Nam không thể mãi phụ thuộc vào gia công mà phải hướng tới một mức cao hơn là “Tạo ra bởi Việt Nam – Made by Vietnam”. Chúng ta cần vượt qua áp lực cạnh tranh hiện tại bằng những giải pháp đồng bộ.

Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chương trình “Made by Vietnam”, nhưng chủ yếu dành cho sản phẩm công nghệ thông tin. Điều này là chưa đủ. Chúng ta cần mở rộng ra các ngành hàng khác. DN Việt Nam cần hướng tới việc làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất từ A-Z. Dù đây là một thách thức không nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được với quyết tâm và chính sách hỗ trợ phù hợp. Điều này có nghĩa là phát triển ngành công nghiệp chế tạo thực sự tự chủ, không phụ thuộc vào công nghệ hay nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

Để triển khai hiệu quả chương trình “Made by Vietnam”, chúng ta cần những hành động cụ thể, tránh tình trạng hô hào chung chung. Nhà nước cần lựa chọn những ngành hàng, sản phẩm cụ thể để tập trung phát triển. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho một số DN đầu tàu, có tâm huyết và năng lực để tiên phong triển khai. Chương trình này cần được thúc đẩy thành một chương trình mới của Việt Nam, với TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tàu.

Việc xây dựng mạng lưới cung ứng nội địa và sản xuất chế tạo toàn bộ sản phẩm tại Việt Nam là con đường để chúng ta gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, vượt ra ngoài giá trị gia công hiện có. Điều này đòi hỏi một chính sách đồng bộ và hiệu quả, với sự chủ động của chính quyền và sự tham gia tích cực của các hội ngành hàng.

Bối cảnh thuế quan mới là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng mô hình tăng trưởng dựa vào gia công không còn bền vững. Đã đến lúc chúng ta phải chuyển mình sang mô hình “Made by Vietnam”, làm chủ quy trình sản xuất, gia tăng nội lực và giá trị cho sản phẩm Việt. Đây là thách thức lớn, nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, sự năng động của DN và chính sách hỗ trợ phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội để phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS)

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến abc

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...