, , ,

[Hành trình thăm & cảm tạ Tổ Nghề] THĂM VIẾNG MIẾU MỘC TỔ & CÁC LÀNG NGHỀ SƠN MÀI – KHÉP LẠI HÀNH TRÌNH CẢM TẠ TỔ NGHỀ BẮC – TRUNG – NAM

Đoàn viếng thăm Tổ Nghề Miếu Mộc Tổ Bình Dương tại sáng ngày 31/12/2024

Kết thúc hành trình Thăm & Cảm tạ Tổ Nghề hướng đến Lễ Giỗ Tổ Ngành Mộc 2025 xuyên suốt 3 miền Bắc – Trung – Nam, đoàn đại diện đã có cơ hội được tỏ lòng thành kính và tiếp tục thu thập thêm bút tích tại Miếu Mộc Tổ Bình Dương – đại diện điểm đến tìm về nguồn cội tại khu vực miền Nam.

Được xây dựng vào năm 1944 bởi các ông Tổ ngành Mộc, cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng lên Miếu Mộc Tổ thờ ông Tổ ngành là Lỗ Ban Tiên Sư cùng các ngành khác như sơn mài, gốm sứ…nói chung. Được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nơi đây không chỉ là biểu tượng của lòng biết ơn và sự đoàn kết trong cộng đồng nghề Mộc mà còn là điểm lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh gắn liền với ngành Mộc truyền thống. Hơn cả một di tích, Miếu Mộc Tổ là sứ giả văn hóa, mang theo trách nhiệm gìn giữ tinh hoa nghề mộc và truyền tải những giá trị ấy đến thế hệ mai sau.

Tham dự buổi thăm và cảm tạ Tổ nghề sáng nay có sự tham gia của ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch BIFA, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch DOWA, ông Tô Ngọc Ngời – Phó Chủ tịch HAWA cùng các thành viên BCH, đại diện các hội HAWA – BIFA – DOWA.

“Chúc Văn Khấn Nguyện” được đọc tại lễ dâng hương

Bên cạnh đó, đoàn cũng vinh dự nhận được sự quan tâm, tiếp đón của ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch TP. Thuận An, bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Chủ tịch UBND TP. Thuận An và các cán bộ, đại diện lãnh đạo địa phương.

Đại diện đoàn viếng thăm tổ nghề và UBND thành phố Thuận An

Trong không khí trang nghiêm của di tích, Chúc Văn Khấn Nguyện tiếp tục được dâng lên trang trọng trên bàn thờ và xướng đọc trang nghiêm bởi lãnh đạo 3 Hội. Đây cũng là điểm đến cuối cùng hoàn thành sứ mệnh tìm về nguồn cội và lưu giữ bút tích chứng nhận từ các làng nghề đại diện trong ngành Mộc tại Việt Nam. 

Bên cạnh việc thăm viếng tại Miếu Mộc Tổ Bình Dương, đoàn đại diện còn có cơ hội ghé thăm làng nghề Sơn Mài Tương Bình Hiệp. Tại đây, đoàn được may mắn gặp gỡ nghệ nhân Trương Quan Tịnh – Chủ cơ sở sơn mài Định Hòa. Trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ chân thực, sinh động từ người nghệ nhân cả đời gắn bó với nghề mới cảm nhận được ngọn lửa luôn cháy rực và sự khát khao bảo tồn, phát triển ngành sơn mài tại Việt Nam.

Nghệ nhân Trương Quan Tịnh chia sẻ về các tác phẩm sơn mài tại làng nghề Tương Bình Hiệp

Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình kết thúc tại khu chế tác Sơn mài Tư Bốn, tại đây Nghệ Nhân Ưu Tú Tư Bốn – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Sơn Mài Bình Dương đã giới thiệu cho đoàn chiêm ngưỡng các tác phẩm quý giá, nơi sáng tạo và lưu giữ tinh hoa của nghề sơn mài vốn đã lưu truyền bao thế hệ tại đây.

Nghệ sĩ nhân dân Tư Bốn cùng đại diện đoàn viếng thăm tổ nghề

Hành trình Thăm & Cảm tạ Tổ Nghề hướng đến Lễ Giỗ Tổ 2025 đã khép lại tốt đẹp và đã hoàn thành sứ mệnh tìm về nguồn cội, gợi nhớ những giá trị vô giá từ các làng nghề khắp 3 miền đất nước. Và Chúc Văn Khấn Nguyện cũng đã hoàn thành sứ mệnh, sẵn sàng được nghinh rước và xướng đọc tại Lễ Giỗ Tổ Ngành Mộc 2025 vào ngày 17/1/2025.

Đăng ký tham dự Lễ Giỗ Tổ Ngành Mộc 2025 tại

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeHAvZIWnAeRB65hdYwToJ-j5rkYja6oRNpKf_IBLrzjk2yzA/viewform?usp=send_form

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác