Hội thảo Cơ hội Kinh doanh ngành Công nghiệp chế biến gỗ Chile – ASEAN

Từ ngày 21 – 23 /11, sẽ diễn ra các hoạt động của Đoàn doanh nghiệp Chile tại Việt Nam do Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại Chile tại Việt Nam (ProChile Vietnam) tổ chức.

Trong Hội thảo vào thứ sáu ngày 22/11 tại Khách sạn Pullman Saigon Centre, sẽ có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp Chile, chuyên cung cấp gỗ thông Radiata nguyên liệu, cùng khoảng 80 khách mời đến từ các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.

Hội thảo sẽ diễn ra từ 08:00 – 12:00 với chủ đề “Gỗ Chile: Chất lượng, sáng tạo và bền vững cho ngành công nghiệp xây dựng và chế biến gỗ của Việt Nam”.

Chương trình dự kiến:

Thứ sáu, ngày 22/11:

                08:00 – 08:30      Đón khách

                08:30 – 09:00      Giới thiệu ngành lâm nghiệp Chile / ngành chế biến gỗ Việt Nam

                09:00 – 12:00      Họp B2B giữa các doanh nghiệp

                12:00 – 14:00      Buffet trưa.

Thứ bảy, ngày 23/11:

                09:00 – 11:30      Thăm Văn phòng Hiệp hội Gỗ và 1 doanh nghiệp hội viên.

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CHILE

COMPANYNAMEE-mailWEBSITE
1ASUNGuillermo Kunz[email protected]http://asun.cl/
2BAGAROMaria Cristina Basauri[email protected]http://bagaro.cl/
3FORESTAL LVVicente López[email protected]http://forestallv.cl/
4KIMWOODEduardo Meschi[email protected]http://kimwood.cl/
5PACIFIC FORESTConstanza Gajardo[email protected]http://pacificforest.cl/

Để tham dự hội thảo và gặp gỡ các nhà cung cấp, quý khách vui lòng liên hệ:

Huỳnh Lan Phương

0909 010801 – [email protected]

Sơ lược ngành Lâm nghiệp của Chile

Chile hiện có hơn 17 triệu ha đất trồng rừng, tương đương 22,9% diện tích lãnh thổ quốc gia. Trong số đó, 86% là rừng nguyên sinh, khoảng 14,6 triệu ha.

Diện tích đất trồng rừng công nghiệp là 2,4 triệu ha (4% diện tích lãnh thổ), chủ yếu là thông Radiata (1.4 triệu ha) và bạch đàn Eucalyptus Globulus (khoảng 1 triệu ha). Hiện nay, Chile đạt năng suất khai thác mỗi năm khoảng 46 triệu m3 gỗ, tương đương 98% từ nguồn rừng trồng công nghiệp.

Tại Chile, ngành lâm nghiệp được xem là một trong nhưng lĩnh vực nổi trội trong chiến lược phát triển bền vững về môi trường và kinh tế xã hội, đóng góp khoảng 3% GDP. Cả nước có 114 ngàn lao động trực tiếp và gần 180 ngàn lao động gián tiếp trong ngành. Chile được đánh giá là quốc gia giàu kinh nghiệm trong kinh tế rừng, đặc biệt đối với giống thông Radiata và bạch đàn do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nhanh.

Sự bền vững

Ngoài yếu tố chất lượng vượt trội so với các vùng trồng rừng tại nước khác, các cánh rừng tại Chile đảm bảo được tính bền vững. Trong số 2,4 triệu ha đang được trồng, có khoảng 1,6 triệu ha có chứng chỉ FSC hoặc Certfor/PEFC, tương đương 70% diện tích. 104 doanh nghiệp có chứng nhận truy nguyên xuất xứ sản phẩm. 84% diện tích rừng được trồng để phủ xanh các đồi trọc với tỉ lệ xói mòn cao. Vì vậy, diện tích rừng nguyên sinh được bảo tồn.

Ngoài ra, để đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc, việc khai thác gỗ phải tuân thủ quy trình được qui định bởi Tập đoàn Lâm nghiệp Quốc gia (CONAF), một cơ quan nhà nước với nhiệm vụ đảm bảo tính hợp pháp của nguồn gỗ xuất xứ từ Chile

Số liệu

Năm 2017, Chile xuất khẩu gần 5.4 tỉ USD giá trị lâm sản ra thị trường nước ngoài, tăng 2% so với năm 2016. Các sản phẩm lâm sản này hiện đang có mặt tại thị trường của 120 nước trên thế giới.

Tại khu vực ASEAN trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Chile đang tăng trưởng ở mức cao và Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nhất với mức tăng tương đương 12% mỗi năm, tập trung chủ yếu vào mặt hàng gỗ thông Radiata nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất.

Tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu gần 70 triệu USD (FOB) kim ngạch gỗ thông Radiata từ Chile.

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác