Khai phá tiềm năng thị trường Ấn Độ

Ngày 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và HAWA đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất”. Hội thảo đem lại những góc nhìn mới về thị trường giàu tiềm năng Ấn Độ cũng như những quy định pháp lý cho doanh nghiệp (DN) nội thất muốn thâm nhập thị trường này.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch Viforest, cho biết năm 2024 xuất khẩu sản phẩm gỗ và nội thất gỗ của Việt Nam vào Ấn Độ tăng trưởng đột biến từ 31 triệu USD lên mức 122 triệu USD (tăng 293% so với cùng kỳ). Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025 đã đạt 56,35 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường đông dân nhất thế giới

Theo đại diện Công ty Kiểm toán nội bộ và Cố vấn DN KPMG, Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất nội thất lớn thứ năm và tiêu dùng nội thất lớn thứ tư toàn cầu. Thị trường nội thất của quốc gia đông dân nhất thế giới này có nhu cầu rất đa dạng với nội thất gia đình, văn phòng, khách sạn và nhiều loại khác. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm CAGR giai đoạn 2025-2028 ước đạt 14%.

Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn nhờ quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thu nhập khả dụng tăng và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng thay đổi; niềm tin của nhà đầu tư giúp thúc đẩy mở rộng bán hàng đa kênh và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó là việc mở rộng hoạt động bán lẻ có tổ chức với sự gia nhập của các thương hiệu toàn cầu, sự trỗi dậy của thương mại điện tử dẫn đến sự phát triển của các nền tảng bán hàng đa kênh, đầu tư vào lĩnh vực nhà ở và thương mại tăng lên cùng nhiều sáng kiến hữu ích của chính phủ…

Ông Rajesh Bhagat, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Worldex India, công ty xúc tiến thương mại hàng đầu của Ấn Độ, cho biết gỗ và nội thất là 1 trong 4 ngành tăng trưởng nhiều nhất của Ấn Độ thời gian qua. Do đó về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hai nước đều có thể hợp tác. Việt Nam cung cấp sản phẩm và sản xuất, Ấn Độ cung cấp thị trường tiêu thụ và đầu tư. Chính phủ hai bên đang phát triển quan hệ song phương nên sẽ có nhiều cơ hội trong thời gian tới.

Lối vào thị trường Ấn Độ

Có 2 lộ trình để tham gia thị trường Ấn Độ: Thứ nhất là cấp phép tự động và thứ hai là xin giấy phép. Quy định cấp phép chia ra theo từng nhóm đối tượng: Sản xuất, bán lẻ một thương hiệu, bán lẻ nhiều thương hiệu, bán sỉ.

Khi DN thành lập văn phòng liên hệ, không có hoạt động kinh doanh hay kiếm ra thu nhập, mức thuế suất sẽ là 0%. Khi thành lập văn phòng chi nhánh (chỉ dành cho các hoạt động được chấp thuận như thương mại, sản xuất), mức thuế sẽ là 35%. Mức thuế tại  Ấn Độ dao động từ 22-30% đối với các loại hình DN khác nhau như công ty cổ phần, công ty con sở hữu toàn bộ, công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

Ấn Độ hiện đang áp dụng mức thuế quan 20%. Để được miễn thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), cần đáp ứng một số điều kiện nhất định, bao gồm cả tỷ lệ giá trị khu vực và sự thay đổi trong mã HSN (Harmonised System of Nomenclature, bộ mã 6 chữ số được thiết kế để chuẩn hóa cách phân loại và mã hóa hàng hóa). Nếu đáp ứng các điều kiện này, thuế nhập khẩu sẽ là 0%, nếu không mức thuế là 20%.

Quy trình chứng nhận BIS

Cục tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards – BIS) là cơ quan chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia của Ấn Độ. Cơ quan này sẽ cấp chứng nhận chất lượng BIS cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Nhiều cơ quan, dự án nhà nước hoặc DN lớn của Ấn  Độ có thể yêu cầu sản phẩm nội thất phải đạt tiêu chuẩn BIS để đủ điều kiện nhập khẩu dù có bắt buộc về mặt pháp lý hay không.

Để xin chứng nhận BIS, DN cần kiểm tra xem sản phẩm có thuộc Hệ thống chứng nhận sản phẩm mẫu I của BIS (Quy định đánh giá sự phù hợp năm 2018) được sửa đổi định kỳ hay không? Sau đó tiến hành 5 bước:

– Thu thập tài liệu cần thiết như thông số kỹ thuật sản phẩm, báo cáo thử nghiệm, chi tiết quy trình sản xuất và các tài liệu liên quan khác.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin của BIS.

– Tiến hành thử nghiệm sản phẩm tại phòng thí nghiệm được BIS phê duyệt.

– BIS xem xét giấy tờ và cấp giấy chứng nhận nếu tất cả các yêu cầu được đáp ứng.

– Tham gia chương trình giám sát hàng năm để đảm bảo sản phẩm tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn của BIS.

Chứng nhận BIS và chính sách thuế là hai trong số những vấn đề được nhiều DN  xuất khẩu quan tâm tìm hiểu. Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cho biết sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động hướng dẫn chi tiết hơn về các vấn đề này để hỗ trợ DN hai nước hợp tác, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2030.

Các nhà nhập khẩu của Ấn Độ tham gia hội thảo cũng cho biết thêm xu hướng nội thất được yêu thích trên thị trường này là thiết kế tối giản, màu sắc trung tính, vật liệu phù hợp với khí hậu nóng, giường có ngăn cất đồ đạc…

Diệp Thảo

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...