,

Millennials chọn D2C

Xuất hiện cách đây hơn một thập kỷ, mô hình kinh doanh bán trực tiếp cho người tiêu dùng (D2C) mang lại thành công lớn cho doanh nghiệp nhờ tận dụng khả năng tiếp cận trực tiếp với khách hàng qua internet. Millennials, thế hệ đang làm chủ nền kinh tế thế giới lựa chọn mô hình kinh doanh này vì nhiều lý do.

Millennials chỉ những người sinh từ năm 1980 đến năm 2000, chiếm khoảng 1,8 tỷ dân số thế giới, là lực lượng lao động chủ chốt của hiện tại và tương lai. Đây là thế hệ trưởng thành trong giai đoạn phát triển vượt trội của các “ông lớn” công nghệ như Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, PayPal… Họ được tiếp xúc với công nghệ từ sớm và va chạm với nhiều nền văn hóa khác biệt, có sự tự tin đặc trưng và nền tảng kiến thức tốt.

Đại dương xanh của doanh nghiệp (DN) sản xuất nội thất

Với kênh khách hàng này, loại bỏ nhà bán lẻ ra khỏi hành trình bán hàng, mang đến trải nghiệm cao cấp, dịch vụ hàng đầu, ưu đãi, thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cá nhân hóa… Theo thống kê của thị trường tiêu dùng tại Mỹ, có tới 40% nam giới và 33% nữ giới thuộc nhóm Millennials có xu hướng mua sắm mọi thứ trên internet. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Millennials dành hơn một tiếng mỗi ngày trên những trang mua sắm online. 43% người dùng thế hệ này hài lòng và cho rằng cá nhân hóa là quan trọng và 78% chú ý đến các nhãn hàng mang lại cho họ trải nghiệm khác biệt, có liên quan và hữu ích. Mô hình kinh doanh D2C thỏa mãn được hầu hết các nhu cầu này. Nhờ vậy, D2C có điều kiện lan rộng khắp các ngành công nghiệp khác nhau. Ngành nội thất cũng không ngoại lệ.

Các công ty sản xuất nệm nằm trong số những công ty đầu tiên trong ngành nội thất thử nghiệm khái niệm D2C. Trong vòng vài năm, mô hình này đã lan rộng ra toàn ngành. Dữ liệu từ 2PM cho thấy năm 2019, số lượng thương hiệu D2C tập trung nhiều nhất ở các hạng mục như tủ quần áo, phòng tắm và nhà bếp. Đến nay các thương hiệu này tập trung vào trẻ em, nội thất, chăm sóc thú cưng và tiện ích. Web Smith, người sáng lập 2PM nhận xét: “Ngôi nhà D2C đã dân chủ hóa”.

Theo nghiên cứu của Semisupervised trên 1.111 thương hiệu D2C, chỉ có 164 thương hiệu được xác định thuộc về không gian nhà ở, chiếm 14,8%. Trong đó, các sản phẩm nằm trong mục Home & Garden (Nhà & Vườn) ít bão hòa nhất, đặc biệt là khi so sánh với các mảng sản phẩm khác như đồ chứa hành lý, quần áo và trang sức. Như vậy, dư địa của thị trường rất lớn, có thể được xem là đại dương xanh cho các DN sản xuất nội thất toàn cầu.

Theo Statista, năm 2020, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của lĩnh vực nội thất và đồ gia dụng lên tới 52,6 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên hơn 61,2 tỷ USD vào năm 2025. Doanh số bán nội thất và đồ trang trí gia đình chiếm 12,3% tổng doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở Hoa Kỳ. Trước thời gian này, các con số từ Bloomberg Second Measure cho thấy các công ty nội thất D2C chiếm trung bình 30% doanh số bán nội thất hằng tháng trong năm 2018 và 36% trong năm 2019. Năm 2020, các công ty nội thất D2C chiếm trung bình 49% doanh số bán nội thất hằng tháng – và tốc độ tăng trưởng này càng được đẩy mạnh nhờ đại dịch.

Năm 2020, khi doanh số của các nhà bán lẻ truyền thống giảm trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước thì mức tăng trưởng trung bình hằng tháng theo năm của các thương hiệu D2C vẫn đạt 67%.

Sẵn sàng cho tăng trưởng

Tăng trưởng cao nhưng thị trường hiện nay tràn ngập sự cạnh tranh và chi phí thu hút khách hàng tăng lên rất cao. Các thương hiệu nội thất D2C nhận ra rằng giá thành của sản phẩm, bao gồm cả chi phí nhân công, vận chuyển và tiếp thị, có thể vượt quá doanh thu có được. Điều này đặc biệt khó giải quyết với những công ty bán những mặt hàng có tần suất mua thấp như đồ nội thất. Tuy nhiên, số lượng khách hàng mua nội thất trực tuyến đang gia tăng. Dữ liệu từ Home Furnishings Business cho thấy tỷ lệ khách hàng mua đồ nội thất trực tuyến đã tăng đáng kể, từ 59% năm 2019 lên 72% vào năm 2022 (tăng 13%).

Do vậy, theo Statista, ngành bán lẻ nội thất là phân khúc thương mại điện tử đầy hứa hẹn, dự đoán sẽ tạo ra doanh thu hơn 40 tỷ USD vào năm 2030. Tiềm năng sinh lời này được phản ánh qua sự gia tăng ổn định về giá trị trung bình của các đơn đặt hàng nội thất gia đình trực tuyến trên toàn thế giới, khoảng 422 USD trong quý 2 năm 2023. Tuy nhiên, các thương hiệu nội thất D2C sẽ phải điều chỉnh chiến lược để có được thị phần lớn hơn.

Diệp Bùi (Theo blog.cylindo.com)

Danh mục:

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác