Ngành gỗ Bình Dương tận dụng cơ hội từ EVFTA tiến sâu vào thị trường châu Âu

Ngành gỗ Bình Dương đang gia tăng công suất, tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tìm cách tiếp cận thị trường, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất sang các nước châu Âu và phấn đấu mục tiêu xuất khẩu chiếm gần 50% tổng kim ngạch cả nước. 

Theo số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến 30/6, ước tính giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của tỉnh đạt hơn 3,3 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp gỗ Bình Dương đang có xu hướng tăng tốc vào cuối năm. Trong số đó, thị trường xuất khẩu gỗ Bình Dương chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore…

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết, mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào các thị trường trên tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ.

Đặc biệt, các nhóm sản phẩm đang có sức hút lớn là dăm và viên nén, vật liệu công nghiệp (đồ gỗ nội thất – ngoại thất) có sự dịch chuyển sản xuất rất mạnh từ các nước về Việt Nam. Nhóm hàng vật liệu công nghiệp tập trung sản xuất cho thị trường Mỹ, trong khi thị trường Nhật Bản có nhu cầu lớn về dăm gỗ và viên nén.

Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khối thị trường xuyên Thái Bình Dương có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gia tăng công suất để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký đến hết quý II/2022.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Liêm cho rằng, với những biến động mạnh về giá xăng dầu cùng khó khăn chung của kinh tế thế giới, dự báo trong những tháng cuối năm 2022 sẽ đối mặt với những thách thức lớn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn chi phí đầu vào như: xăng dầu, logistics, các loại hóa chất sơn phủ sản phẩm… kéo theo giá thành sản phẩm rất cao. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp hạn chế nhận đơn hàng mới nếu không thương lượng được giá phù hợp. Doanh nghiệp sẽ tập trung cho các đơn hàng có giá trị cao, chọn những đơn hàng sở trường của ngành gỗ Bình Dương, không ưu tiên cho mục tiêu số lượng tăng trưởng.

Để đón đầu cho nhu cầu thị trường trong năm 2022, ngành gỗ Bình Dương xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động kết nối giao thương như hội chợ “BIFA Wood Việt Nam 2022” vào tháng 8 tới. Ngoài ra, Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cũng tìm kiếm những cơ hội từ thị trường châu Âu, những thị trường ngách khác, nhất là nguồn cung ứng nguyên liệu thay thế nhằm mang đến những điểm sáng cho ngành.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, hiện nay đề án “Phát triển ngành gỗ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được đơn vị tư vấn hoàn chỉnh, lấy ý kiến góp ý của Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương để trình UBND tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, ngành công thương tiếp tục lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm giúp ngành gỗ phát triển.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....