Ngành gỗ khó về đích?

10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,1 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. So với các ngành sản xuất chủ lực khác, ngành gỗ đã phục hồi tốt hơn, cả về số lượng lẫn chất lượng. Hai tháng cuối năm, tốc độ xuất khẩu gỗ sẽ khả quan hơn, nhờ đơn hàng cuối năm phục vụ cao điểm mua sắm của người dùng quốc tế.

Tủ kệ bếp đang vươn lên

Thống kê của Bộ Công Thương, xét về cơ cấu các mặt hàng, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ là ghế khung gỗ đạt 2,5 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tiếp theo là dăm gỗ; đồ nội thất phòng khách và phòng ăn; đồ nội thất phòng ngủ; gỗ, ván và ván sàn… Trong đó, đáng chú ý là sự tăng trưởng của xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 1,16 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng từ 25% đến 27%.

Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong 10 tháng đầu năm cũng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng từ 20 – 23% trong năm 2024

Xét về mặt thị trường, Việt Nam đang xuất khẩu 6,5 tỷ USD đồ nội thất tới Mỹ. Tiếp đến là Trung Quốc và EU. Với tỉ trọng chiếm đến 55,6%, tăng 25,4% so với cùng kỳ 2023, Mỹ vẫn đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành gỗ Việt Nam.

Tương ứng với tốc độ phục hồi trong sản xuất, nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm cũng đã đạt đạt 4,56 triệu m³, trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch BIFA đánh giá, những biến động phức tạp, khó lường của thế giới, đặc biệt là những xung đột địa chính trị vẫn đang tác động đến tâm lý tiêu dùng. Hiện, giá cước vận tải biển vẫn trên đà cao dẫn đến giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng, khiến giá thành sản phẩm đầu ra tăng. Theo ông Liêm, các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã rất nỗ lực trong thời gian qua, đặc biệt là trong việc cải tiến sản xuất, đầu tư thiết kế và tìm kiếm thị trường mới.

Tuy nhiên, với doanh số xuất khẩu hiện tại, mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD mà ngành lâm nghiệp Việt Nam đề ra từ đầu năm sẽ khó hoàn thành. Các chuyên gia dự báo, có khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2024 sẽ đạt từ 16 tỷ USD đến 16,5 tỷ USD, hoàn thành 90% đến 95% kế hoạch.

Chuẩn bị gì cho tương lai?

Tuy chưa thể về đích như ý nhưng so với con số 13,18 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023, DN Việt Nam đã có thể tự hào với nỗ lực của mình. “Theo đà tăng trưởng và tình hình đơn hàng hiện tại, ngành sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 6/2025”, ông Liao Chuawu – Giám đốc Điều hành Hukon Việt Nam nhận định.

Là một trong những FDI có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam, Hukon cũng phần nào sụt giảm trong thời gian khó khăn chung của ngành. Nhờ khả năng thích ứng cao, DN này đang lấy lại đà tăng trưởng với đơn hàng đến hết quý III/2023. Ông Liao Chuawu cho biết, mức độ cạnh tranh trong ngành đang rất cao, không chỉ với nước ngoài mà với cả DN trong nước. Hiện, các DN nội thất Việt Nam ngày càng phát triển kỹ năng sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư thiết kế mới… Do vậy, gia tăng nội lực là một trong những chiến lược quan trọng của công ty. Song song với đào tạo nhân lực, thời gian qua, Hukon đã đầu tư thêm máy móc hiện đại từ Đức, Ý, Trung Quốc… để có thể thiết lập các chuyền sản xuất tự động, nâng cao năng lực sản xuất. Hiện dây chuyền phun sơn tự động cho tủ kệ bếp của Hukon có thể được xem là ứng dụng công nghệ hiện đại nhất Việt Nam.

Bên cạnh nội lực, phát triển thị trường và tìm kiếm cơ hội ở mô hình kinh doanh mới cũng là cách mà DN nội thất đang lựa chọn để có thể tạo được những bứt phá trong thời gian tới. Ông Huỳnh Lê Đại Thắng, nhà sáng lập nội thất Nghĩa Sơn cho biết, dù sở hữu 3 nhà máy với đơn hàng gia công đang kín lịch hoạt động nhưng thời gian qua, Nghĩa Sơn quyết định mở rộng mô hình, thử nghiệm với kinh doanh online và gặt hái được nhiều thành công ngoài mong đợi. “Tuy hiện tại, sản xuất vẫn đang giữ tỉ trọng cao trong hoạt động của công ty nhưng trong tương lai, thương mại mới là con đường rộng mở”, ông Thắng nói.

Trải nghiệm lớn từ sự kiện thiếu đơn hàng dẫn đến sụt giảm nhanh trong năm 2023 đã khiến nhiều chủ DN ngành nội thất nhìn lại hoạt động của mình, từng bước hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn. Trước những tín hiệu tích cực, ghi nhận được từ các DN, theo ông Thắng, dù chưa đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng trong năm nay nhưng thời gian tới, công nghiệp nội thất Việt Nam sẽ có những bước tiến mới.

Huỳnh Quân

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...