Nối vòng tay lớn

Để có thể nâng mức tăng trưởng trong năm 2024, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang nỗ lực gia tăng giá trị kết nối. Ngành nội thất có cơ hội hưởng lợi từ chiến lược mới này.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản, tăng trưởng năm 2023 của ngành xây dựng thấp hơn năm trước, đạt 7,06%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm trong GDP chung.

Mục tiêu mới

Có thể xem năm 2023 là khoảng thời gian ảm đạm của ngành xây dựng Việt Nam, khi mà phần lớn doanh nghiệp (DN) chìm trong khó khăn, lợi nhuận suy giảm, một số rơi vào cảnh thua lỗ. Thống kê sơ bộ với 14 DN xây dựng tiêu biểu, đang niêm yết và tự công bố thông tin, cho thấy có 9/14 suy giảm về doanh thu, 8/14 suy giảm lợi nhuận. Các DN có lợi nhuận phần lớn là khoản lợi nhuận nhỏ. “Xuất khẩu là mục tiêu hết sức thiết thực của ngành xây dựng khi mà thị trường trong nước hết sức khó khăn”, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA) nhận xét.

Theo ông Hải, DN Việt Nam có trình độ quản lý thi công lẫn xây dựng hệ thống quản lý thi công cao, đáp ứng được đòi hỏi từ thị trường các nước. Tuy nhiên, mục tiêu này đã được nhắc đến rất lâu trước đây nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể nào. Trong năm qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Bình của ông Hải đã dành thời gian khảo sát nhiều thị trường khác nhau. “Ngành có cơ hội ở nước ngoài, đặc biệt là châu Phi bởi trình độ xây dựng ở khối này khá thấp, mất nhiều thời gian, hầu hết đều là thủ công, thiếu thiết bị, kém an toàn và chất lượng rất thấp. Khu vực này hiện rất cần chuỗi cung ứng, kinh nghiệm lẫn máy móc thiết bị cho việc thi công các công trình và cả hệ thống quản lý công trình xây dựng”, ông Hải khẳng định. Cùng với châu Phi, ông Hải cho rằng, các khu vực khác từ Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc… đều hàm chứa cơ hội cho ngành xây dựng.

Đồng quan điểm, bà Văn Thị Anh Thư – Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Marketing B2B Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang cho biết tiềm năng xuất khẩu xây dựng của Việt Nam không nhỏ nhưng đòi hỏi các DN trong ngành phải đoàn kết, tăng cường kết nối trong chiến lược chung thì mục tiêu này mới thực sự hiệu quả. Theo bà Thư, ngoài việc thâm nhập, xây dựng thị trường ở các nước, ngành phải có chiến lược cộng hưởng. Nghĩa là tập hợp được các công ty trong cùng một hệ sinh thái, từ đó mới tạo được giá trị, lợi thế cạnh tranh. Bà chia sẻ: “Muốn vươn ra biển lớn, các nguồn lực phải được tụ hội đầy đủ”.

Điểm nhấn nội thất

Quyết liệt với mục tiêu gia nhập thị trường quốc tế, SACA đã chính thức thành lập Ban Hợp tác và Phát triển Quốc tế (International Cooperation and Development Department – viết tắt là ICDD). Ông Đinh Hồng Kỳ – Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội SACA khẳng định chiến lược này bao hàm cơ hội cho việc hợp tác thi công chuyên ngành, sản xuất vật liệu xây dựng lẫn cơ điện, trang trí nội thất và tư vấn thiết kế, quản lý dự án… Trong đó không gian nội thất sẽ là điểm cộng. Các DN chuyên ngành xây dựng đang mở rộng tìm kiếm đối tác sản xuất nội thất trong nước để đi cùng nhau trên hành trình mới. “Hợp tác là cách tốt nhất cho việc phát triển thị trường quốc tế. Xuất khẩu cả hệ sinh thái thì khả năng cạnh tranh và cơ hội thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Trong năm 2024, hoạt động của SACA sẽ tập trung vào mục tiêu kết nối nguồn lực của các DN trong chương trình SACA Connect”, ông Kỳ cho biết thêm.

29 Noi vong tay lon 2 scaled

Không chỉ tìm đến thị trường phân khúc thấp, ông Lê Viết Hải cho rằng chiến lược xuất khẩu của ngành cần tiếp tục hướng phát triển ở phân khúc cao cấp, tiếp cận những thị trường lợi nhuận cao, yêu cầu cao để phát triển năng lực. Đồng thời, tiếp cận thệ thống quản lý kỹ thuật ở các quốc gia tiên tiến để học hỏi và triển khai.

Đánh giá ` để cùng xuất khẩu, bà Võ Thị Liên Hương – Tổng giám đốc Secoin cho rằng việc thâm nhập thị trường nước ngoài, xuất khẩu công trình, không gian nội thất là mục tiêu tiềm năng, đáng hướng tới. Nhưng chiến lược này cần phải được thực hiện theo từng bước nhỏ. Bài học kinh nghiệm từ việc xuất khẩu đến 60 quốc gia trên thế giới của Secoin cho thấy ngoài chất lượng, tính độc đáo, giá thành cạnh tranh… thì việc đáp ứng được các bộ tiêu chí quản lý của thị trường xuất khẩu cũng phải được chú ý và xây dựng nghiêm túc ngay từ đầu.

Theo bà Hương, xu hướng tiêu dùng hiện nay đã dịch chuyển từ khái niệm chuỗi cung ứng sang chuỗi cung ứng xanh. Mọi thành phần trong chuỗi đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và việc quản lý chuỗi cũng dựa trên việc đối chiếu các quy chuẩn phát triển bền vững. Do vậy, việc tổ chức hệ sinh thái xuất khẩu của ngành xây dựng cần phải được tuyển chọn, có những phân tích thấu đáo về hoạt động của từng thành viên để chứng minh các chỉ số xanh. Từ đó mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, để tạo được nền tảng cho chiến lược xuất khẩu mới mẻ này, bà Ngô Phi Phụng, nhà sáng lập Metta cho rằng các DN cần thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng. Bởi thực chất, thị hiếu của mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng. Nghiên cứu thị trường và văn hóa tiêu dùng ở thị trường mục tiêu chính là nền tảng để DN có cơ hội tồn tại và phát triển.

Nhật Minh

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...