Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban chấp hành HAWA: Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh ngành nội thất xáo trộn bởi áp lực đối phó với thuế đối ứng từ Mỹ, doanh nghiệp (DN) kinh doanh online vẫn đang kín đơn hàng đến nửa năm 2026. Theo ông Trần Lam Sơn, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là kênh bán hàng tiềm năng mà còn là công cụ để DN tự cường trong chuỗi cung ứng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm.

 * TMĐT được nhắc đến như một tiềm năng lớn cho ngành gỗ. Trong bối cảnh thuế đối ứng vẫn chưa có kết luận chính thức, theo quan sát của ông, kinh doanh nội thất trên nền tảng online liệu có chịu ảnh hưởng trong thời gian tới?

– Theo tôi, không cần quá lo lắng về áp lực thuế đối ứng, với nền tảng và thế mạnh chúng ta hiện có, “nước lên thì thuyền lên” thôi. TMĐT là con đường ngắn nhất để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với DN đi theo con đường B2B truyền thống, khi thuế tăng lên, giá thành cộng dồn qua nhiều khâu sẽ tăng lên bội số. Tuy nhiên, các mặt hàng nội thất bán trên TMĐT vẫn đang là các mặt hàng nhỏ, giá bán mỗi đơn vị sản phẩm (unit selling price) cũng nhỏ. Do đó, ngay cả khi thuế có nâng lên, người tiêu dùng cuối cùng vẫn có khả năng chấp nhận được mức giá mới.

Ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ít có đối thủ cạnh tranh đáng kể từ các nước khác. Vì vậy, dù thuế có tăng lên, sản phẩm từ Việt Nam vẫn có lợi thế riêng. Trước đây, nếu người ta mua sản phẩm 10 đồng, giờ không có ai cạnh tranh, họ mua 20 đồng vẫn có thể sẵn sàng chấp nhận. Điều quan trọng là nhu cầu nội thất vẫn rất lớn. Các đơn hàng qua TMĐT hiện giờ ngày càng nhiều và ổn định.

* Đó là lý do Thiên Minh mạnh dạn thử nghiệm với thương hiệu mới Green Mekong trên sàn TMĐT?

– Ý tưởng về Green Mekong và việc chuyển sang bán hàng trực tuyến xuất phát từ khoảng 3-4 năm về trước. Khi đó, tôi nhận thấy một lượng khách hàng khổng lồ từ Trung Quốc đổ về Việt Nam tìm mua hàng, khiến tôi tự hỏi tại sao người Việt mình không thể thử sức.

Dự án Green Mekong triển khai cách đây 1 năm và chính thức lên sàn cuối năm 2024. Tuy thời gian chưa lâu nhưng kết quả rất khả quan. Hiện tại, các đơn hàng qua kênh Amazon của chúng tôi rất ổn định và số lượng ngày càng tăng. Thậm chí, chúng tôi đang ở trong tình trạng “full” đơn hàng và không kịp sản xuất. Chúng tôi chính thức có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng lên sàn. Thời gian rút ngắn đáng kể so với những người đi trước, họ có thể mất tới 3 năm mới có lợi nhuận.

* Ông có thể chia sẻ bí quyết để thành công?

– Con đường TMĐT hoàn toàn khác biệt so với mô hình B2B truyền thống, đòi hỏi lãnh đạo DN phải chấp nhận thay đổi phương thức bán hàng. Mọi thứ từ thiết kế, đóng gói đến cách bán hàng đều phải khác biệt. DN cần nghiên cứu, thực hành, thậm chí trả giá để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng B2C.

Yếu tố quan trọng là sự hợp tác và chia sẻ kiến thức. Green Mekong mất 6 tháng nhưng Nghĩa Sơn đã mất đến 3 năm trả giá bằng những bài học thất bại. Chúng tôi may mắn được sẻ chia kinh nghiệm để tránh những thất bại trong thử nghiệm. Ngành nội thất Việt Nam hiện có một lợi thế rất lớn là tinh thần tự cường và sẵn sàng chia sẻ. Chỉ cần các lãnh đạo DN ngồi lại với nhau, tôi nghĩ, những khó khăn sẽ được tháo gỡ một cách dễ dàng.

* Cụ thể, DN sẽ được lợi thế gì khi hợp tác cùng nhau?

– Nếu DN trong ngành cùng kết hợp để cùng xây dựng một chuỗi cung ứng nội thất trực tuyến hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, lợi thế mà mỗi DN được hưởng sẽ rất lớn. Chuỗi này bao gồm các DN trên mọi công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển… Chỉ cần các DN hợp tác, có kế hoạch phân công chi tiết cho từng khâu nhỏ thì việc tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa dòng tiền là hoàn toàn khả thi. Đơn cử như việc gom đơn hàng nhỏ lại để thành đơn hàng lớn thì DN có thể đàm phán giá vận chuyển tốt hơn nhiều.

* Có ý kiến cho rằng ngành gỗ Việt Nam có khả năng bị áp thuế đối ứng cao do thông tin không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Liệu, TMĐT có vai trò gì trong việc minh bạch chuỗi cung ứng?

– Công tác sản xuất sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ nếu chúng ta làm đúng thì về bản chất, chuỗi cung ứng đã “sạch” rồi. Gỗ tràm, cao su, lục bình, cỏ năng tượng đều là nguyên liệu bản địa, sản xuất cũng ở Việt Nam từ đầu chuỗi. Như vậy, chúng ta đã chứng minh được nguồn gốc xuất xứ “sạch” đến 70-80%, phần thiếu sót do chưa chủ động được các nguyên phụ liệu khác. Vấn đề là chưa có đại diện đứng ra nói câu chuyện “sạch” ấy. Thông tin này cần được truyền tải hiệu quả đến chính phủ nước nhập khẩu, tránh để DN bị “vạ lây” từ những con sâu làm rầu nồi canh.

Tương tự với xuất khẩu truyền thống, để có thể tham gia TMĐT, DN phải cung cấp thông tin về sản phẩm và nguồn gốc, thông qua các mã HS. Trong thương mại điện tử, DN không đơn thuần là chụp hình, post lên sàn là có thể bán hàng. Để chinh phục được người dùng online, DN không chỉ phải chuẩn chỉnh từng chi tiết trong sản xuất để tránh bị đánh giá kém, giảm uy tín trên sàn mà còn phải kể được câu chuyện của chính mình để thuyết phục khách hàng. Nếu câu chuyện ấy được kể trên nền tảng của sự minh bạch, bền vững toàn chuỗi cung ứng, khách hàng sẽ đón nhận dễ dàng hơn rất nhiều.

Với khả năng hiển thị thông tin và tiếp cận đa dạng các bên, TMĐT chính là kênh quan trọng để thực hiện việc minh bạch và truyền thông này, từ đó tạo dựng niềm tin và giảm bớt những lo ngại từ phía các thị trường nhập khẩu.

Đăng Minh thực hiện

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...
vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...