Hợp tác với các thương hiệu toàn cầu là con đường ngắn và hiệu quả để có thể gia tăng vị thế, dễ dàng thuyết phục khách hàng.
Để phân tích vai trò của các hoạt động kinh doanh trên chuỗi giá trị, mô hình đôi giày trị giá 100 USD được xem là ví dụ điển hình. Trong 100 USD đó, chi phí sản xuất chiếm 21 USD, phân phối 24 USD, thương hiệu lên đến 50 USD và 5 USD chi phí khác.
Nâng cao hàm lượng sáng tạo
Đối chiếu mô hình này với ngành nội thất Việt Nam sẽ thấy phần lớn các doanh nghiệp (DN) sản xuất gia công sẽ nhận được phần từ tỉ lệ khoảng 20% giá trị. Trong đó, chi phí cho nhân công, nguyên liệu, khấu hao máy móc, lãi suất… đã chiếm phần lớn. Ngoài lợi nhuận không cao, các DN nội thất còn rơi vào vị thế bị động. Không có đơn hàng, DN sẽ lập tức gặp khó khăn. Câu chuyện sụt giảm doanh số của ngành nội thất trong năm 2023 là một ví dụ điển hình.
Có nhiều lợi thế, từ nhân công, nguyên liệu, trình độ sản xuất… việc các DN nội thất khắc phục khó khăn, tìm lại đà tăng trưởng thực sự không khó, nhưng để vượt qua được vai trò gia công như hiện nay, DN cần có thêm kiên trì và quyết tâm. Acer, thương hiệu có xuất phát điểm chuyên lắp ráp, xử lý linh kiện máy tính khi nhận ra gia công là hoạt động mang giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị đã lập chiến lược di chuyển dần lên các phân khúc khác của chuỗi giá trị như nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu và marketing. Thành quả của nỗ lực ấy, hiện đã được thế giới ghi nhận.
DN nội thất Việt Nam có thể làm gì?
Đầu tiên, và cũng là lựa chọn bắt buộc, là gia tăng hàm lượng sáng tạo. DN Việt Nam được các nhà đặt hàng quốc tế đánh giá cao khả năng thiết kế kỹ thuật. Khi nhận được đơn hàng với ý tưởng thiết kế từ phía đối tác, DN Việt Nam lên được bảng thiết kế kỹ thuật chính xác, chỉnh chu và cho ra đời sản phẩm cực sát với thiết kế.
Tương tự, DN nội thất Việt Nam có khả năng thi công bề mặt nội thất khá tốt. Ví dụ, khi nhận được đơn hàng, các DN sản xuất nội thất sẽ tìm đến phòng Lab của AkzoNobel để cùng nghiên cứu, tìm ra giải pháp cho bề mặt đó như hoa văn thế nào, màu sắc ra sao, hiệu ứng nào phù hợp…? Sau khi đã có được giải pháp bề mặt tốt nhất, đội ngũ chuyên gia của AkzoNobel sẽ tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện tại DN sản xuất nội thất về cách thức thi công. Sau quá trình này, sản phẩm nhà máy làm ra hầu hết đều có bề mặt chất lượng vượt trội. Nghĩa là, chỉ cần có được thiết kế, giải pháp sáng tạo tốt DN nội thất Việt Nam hoàn toàn có thể cho ra đời những sản phẩm chinh phục được người dùng thế giới.
Thiết kế là nền tảng
AkzoNobel là thương hiệu tự hào dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất sơn, chất phủ bề mặt và các hóa chất đặc thù được thành lập từ năm 1792. Có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan, chúng tôi có khoảng 45.000 nhân viên tại khoảng 80 quốc gia. Xuất hiện sau, nhưng cũng như các mảng sơn khác của AkzoNobel, mảng sơn gỗ được đầu tư hàm lượng sáng tạo rất cao để mang đến giải pháp bề mặt mới cho ngành gỗ. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đội ngũ sáng tạo, kỹ thuật và sản xuất đã đến gần 1.000 con người.
Từ tủ bếp đến ván sàn, từ cửa sổ đến cửa ra vào, tủ giường, bàn ghế nội ngoại thất… đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan để có thể đem đến các giải pháp phù hợp và hiệu quả cho DN. Nhờ đầu tư nghiên túc cho đội ngũ sáng tạo, AkzoNobel có được phương thức làm việc tùy chỉnh theo từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Là một thương hiệu toàn cầu, mảng sơn gỗ chúng tôi hoạt động rộng khắp ở Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á… sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật ngay tại nhà máy, mang đến cho khách hàng dịch vụ toàn diện.
AkzoNobel có lợi thế về mặt thị trường, cụ thể ở đây là mối quan hệ với các khách hàng từ Mỹ. Chúng tôi thường xuyên cập nhật xu hướng, thông tin thị trường, các yêu cầu, đòi hỏi trực tiếp từ phía các đơn vị phân phối nội thất, thi công công trình… nên có thể đưa ra các dự đoán và chia sẻ với các nhà sản xuất, giúp đối tác có thể ở tư thế sẵn sàng trước những thay đổi của thị trường.
Thương hiệu là bệ phóng
Các công nghệ như hệ sơn UV 100%, sơn phủ hệ nước và có hàm lượng VOC thấp là một phần quan trọng trong các giải pháp bền vững của AkzoNobel. Chúng tôi đặt nhiệm vụ vì thế hệ tương lai làm chủ đạo nên chiến lược phát triển xanh gắn liền với 3P: People. Planet. Paint (Con người. Hành tinh. Sơn). Kinh nghiệm từ AkzoNobel cho thấy, việc theo đuổi các tiêu chuẩn bền vững sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DN. Hiện, sản xuất nội thất đòi hỏi DN phải quy tụ được một hệ sinh thái với hàng loạt nhà cung cấp, đối tác khác nhau, từ nguyên liệu, phụ kiện, máy móc, thiết bị…
Sử dụng sản phẩm sơn phủ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững như AkzoNobel, DN nội thất gián tiếp khẳng định cam kết xanh với thị trường, dễ dàng nhập khẩu vào những thị trường khắt khe nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… Đối tác hoàn toàn có thể sử dụng các cam kết, chứng chỉ bền vững của AkzoNobel để làm tiền đề thuyết phục các đơn vị đặt hàng.
Trở lại với mô hình chuỗi giá trị, 50% giá bán sản phẩm thuộc về giá trị thương hiệu. Chưa có nhiều DN Việt Nam bước ra thị trường thế giới bằng chính tên tuổi và câu chuyện của mình. Để xây dựng được giá trị thương hiệu, cần thời gian và tâm huyết cũng như một chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh đó, hợp tác với các thương hiệu toàn cầu, tận dụng các tài nguyên thương hiệu của họ là con đường ngắn để DN có thể gia tăng vị thế. Tính kết nối trong hợp tác chắc chắn sẽ có tính lan tỏa, mang đến hiệu quả kinh doanh cho cả hai phía.
Tee Loi Gan – Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật,
đơn vị Sơn gỗ AkzoNobel tại Khu vực châu Á
L.K ghi