Sản xuất xanh cần tư duy xanh

Cơ chế tài chính, mô hình sản xuất, đội ngũ tư vấn đã sẵn sàng, doanh nghiệp chỉ cần quyết tâm chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới: Xanh và bền vững.

 

Bước chuẩn bị cho tương lai

Năm 2015, thương hiệu nội thất BOHO chính thức tham gia thị trường với 3 mảng: Thiết kế, thi công và sản xuất nội thất. Xác định trách nhiệm giải trình nguồn gốc nguyên liệu, các sản phẩm nội thất của BOHO đều đạt Chứng nhận Bảo vệ và Phát triển rừng FSC. Năm năm sau đó, 2020, không chỉ đạt chứng chỉ ISO 9001:2015, nhà máy BOHO còn đạt chứng chỉ LEED GOLD, trở thành nhà máy sản xuất đồ nội thất đầu tiên tại Việt Nam có được chứng nhận của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ. “Việc theo đuổi các giá trị bền vững đã được công ty xác định từ trước nên quá trình xây dựng có nhiều thuận lợi”, ông Đỗ Hữu Nhật Quang, đồng sáng lập GreenViet, chuyên gia tư vấn các chứng nhận Công trình Xanh nhận xét.

Để có được chứng chỉ này, BOHO chọn giải pháp dùng pin năng lượng mặt trời để nhà máy có thêm được nguồn điện năng sạch, đồng thời giảm nhiệt vào nhà máy. Ngoài giải pháp kiến trúc để có thể lấy ánh sáng tự nhiên, công ty dùng đèn Dimming và cảm biến ánh sáng để kiểm soát tiêu thụ điện. Phía ngoài nhà máy, những con đường nhựa được trồng cây xanh, cho không khí mát hơn. Nhà máy cũng sử dụng nước hiệu quả bằng cách tái dùng nước để tưới cây, tiết kiệm nước nhờ lựa chọn thiết bị vệ sinh tiết kiệm. Theo ông Nhật Quang, tất cả các giải pháp này đều phục vụ mục tiêu giảm thiểu năng lượng và tài nguyên. Không chỉ tiết kiệm được tài chính, việc theo đuổi thành công LEED GOLD còn giúp BOHO dễ dàng được khách hàng ở những thị trường cấp cao lựa chọn.

Tuy nhiên, BOHO là một trong những trường hợp chưa phổ biến trong ngành nội thất nói riêng và khối doanh nghiệp (DN) sản xuất nói chung. Lượng DN Việt Nam có được các chứng chỉ xanh thực sự chưa nhiều. Theo ông Nhật Quang, công tác tư vấn từ thiết kế đến việc vận hành nhà máy mới trung bình mất 6 tháng đến 1 năm. Đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế tiết kiệm nhất cho DN. Với việc cải tạo, chuyển đổi nhà máy cũ, thời gian có thể sẽ phải mất lâu hơn. “Là một quốc gia cung ứng sản phẩm cho thị trường các nước phát triển, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng sản xuất xanh”, nhà sáng lập GreenViet khẳng định.

Hành động ngay lập tức

Tại hội thảo “Green Factory: Nhà máy xanh hướng tới trung hòa cacbon” do HAWA tổ chức, câu chuyện ngành dệt may đang chịu áp lực trước Bangladesh khi họ đi khá xa về chứng chỉ xanh, một lần nữa được xới lên. Theo quan sát của các chuyên gia tư vấn chuyển đổi xanh, Bangladesh hiện đang có gấp 10 lần số lượng DN dệt may có chứng chỉ xanh ở Việt Nam. DN ngành gỗ không nhanh trong chuyển đổi, sớm muộn gì cũng sẽ chịu tình trang tương tự. Ông Lê Xuân Tân, nhà sáng lập Happy Furniture cho biết khi Nghị viện Châu Âu (EP) thông qua luật cấm nhập khẩu các hàng hóa bị cho là liên quan các hoạt động phá rừng, cảm giác về tính bứt thiết trong chuyển đổi sang các phương thức sản xuất xanh ở DN vẫn chưa rõ ràng. Nhưng, khi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà Liên minh Châu Âu (EU) thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023, áp lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững đã hết sức rõ nét. Tuy nhiên, mức độ e ngại ở DN vẫn còn nhiều.

Đồng quan điểm trên, ông Nhật Quang cũng cho rằng, các thương hiệu toàn cầu như NIKE, Adidas… đã tính toán được và công bố phác thải bao nhiêu carbon, nước… trên từng sản phẩm của họ. Trong khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ nội thất hàng đầu, quốc gia gia công cho các thị trường lớn mà vẫn chưa có hệ thống đo lường các chỉ số đó. Ông nhấn mạnh: “Chuyển đổi sản xuất xanh là việc phải hành động ngay”.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh đơn hàng thiếu hụt suốt 10 tháng đầu năm 2022, đầu tư cho việc chuyển đổi sản xuất xanh có thể trở thành gánh nặng thêm cho DN. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Tuấn, đại diện GreenYellow, áp lực này hoàn toàn có thể tháo gỡ nhờ sự hiện diện của các DN theo đuổi mô hình ESCO: Công ty tư vấn, đầu tư năng lượng. Điển hình là GreenYellow với danh mục đầu tư tập trung vào các giải pháp, sản phẩm giúp DN giảm thải năng lượng khi hoạt động, từ hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, chuỗi cung ứng, cửa tự động, hệ thống điện mặt trời…. GreenYellow cam kết giúp DN tiết kiệm năng lượng hơn 20%, không mất chi phí đầu tư, có đội ngũ chuyên gia bảo hành suốt dòng đời, đảm bảo hiệu suất suốt vòng đời dự án, không tăng giảm lãi suất theo thời gian.

5 San xuat xanh can tu duy xanh 2 scaled
Hệ thống điện mặt trời của WOODSLAND

Dựa trên hiện trạng thực tế của nhà máy, DN đầu tư năng lượng sẽ tư vấn, triển khai các giải pháp phù hợp. DN có tài khoản để kiểm tra nguồn năng lượng đang sử dụng của nhà máy, quy trình, diễn tiến theo thời gian thực. “Đến nay, đã có hơn 100 DN ứng dụng và tham gia hợp tác cùng chúng tôi khai thác điện mặt trời từ hệ thống mái nhà của nhà máy. Thiên Minh, WOODSLAND… là những DN điển hình trong ngành chế biến gỗ sử dụng năng lượng này”, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ. Bên cạnh năng lượng, GreenYellow còn giúp DN chinh phục Chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế I-REC để chứng minh lượng điện năng được DN sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm khí thải carbon, tạo thêm lợi thế cạnh tranh khi thị trường carbon ứng dụng tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Theo ông Lê Xuân Tân, việc chuyển đổi sang mô hình nhà máy xanh đòi hỏi tổng hòa nhiều yếu tố, nhưng quan trọng phải là tư duy xanh từ phía đội ngũ lãnh đạo. Bởi, từ bước chuyển nhỏ nhất cũng có thể tạo nên giá trị cho nhà máy. Happy Furniture sử dụng xe nâng điện thay xe nâng dầu đã thấy hiệu quả tiết kiệm chi phí rõ rệt. Kinh nghiệm thực tế mà Happy Furniture có được là “Đầu tư xanh phải nhìn con đường dài, tính toán hạ tầng chi tiết, có tiên liệu cho tương lai. Quy hoạch tốt là chìa khóa của thành công”.

Trở lại câu chuyện của Bangladesh, quốc gia này đang có GPD thấp hơn Việt Nam nhưng nhà máy xanh nhiều hơn. Như vậy, chuyển đổi xanh không tốn nhiều tiền. Nếu quy hoạch hợp lý, đo lường cụ thể các giá trị và có tâm theo đuổi mục tiêu thì lợi ích đạt được sẽ không ít. Như lời ông Nhật Quang, nếu DN đi sâu, tìm kiếm các giải pháp sẽ đến được đích. Còn ngần ngại thì sản xuất mãi mãi không thể xanh.

Đặng Nguyên

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...