Tin vui EUDR

Các biện pháp đơn giản hóa và giảm bớt gánh nặng hành chính để tạo điều kiện thực hiện Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) cộng với việc được xếp hạng rủi ro thấp mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam kiện toàn các đòi hỏi từ thị trường châu Âu.

Diễn biến tích cực

Ngày 15/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố các tài liệu hướng dẫn mới để xem xét việc đưa EUDR vào thực hiện từ cuối năm nay cho các quốc gia thành viên, nhà sản xuất và thương nhân. Theo đó, phần “Hướng dẫn cập nhật và Câu hỏi thường gặp” sẽ cung cấp cho các công ty, cơ quan chức năng của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia đối tác những biện pháp đơn giản hóa bổ sung, làm rõ về cách chứng minh sản phẩm của họ không gây phá rừng. Điều này sẽ đảm bảo việc thực hiện các quy định được hài hòa trên toàn EU.

Các biện pháp đơn giản hóa còn bao gồm Đạo luật ủy quyền. Đạo luật này cung cấp thêm những góc nhìn rõ ràng và đơn giản hóa về phạm vi của EUDR, giải quyết yêu cầu của các bên liên quan về việc hướng dẫn đối với các loại sản phẩm cụ thể, tránh được chi phí hành chính không cần thiết cho các nhà kinh doanh và cơ quan chức năng.

Cuối cùng, EC đang hoàn thiện hệ thống đánh giá chuẩn mực quốc gia thông qua Đạo luật triển khai. Đạo luật này sẽ được thông qua chậm nhất vào ngày 30/6/2025, sau khi thảo luận với các quốc gia thành viên. Theo đánh giá của các chuyên gia, tất cả các biện pháp này sẽ giúp giảm đến 30% chi phí hành chính và gánh nặng cho các công ty, theo ước tính hiện tại. EUDR đã tạo nên những diễn biến tích cực và hành động trên thực tế để chống lại nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Các biện pháp đơn giản hóa chủ yếu

Trong các tài liệu hướng dẫn mới, EC đã đưa ra một số biện pháp đơn giản hóa, ví dụ: Các công ty lớn có thể sử dụng lại những văn bản thẩm định hiện có nếu hàng hóa trước đây đã có mặt trên thị trường EU, nay được nhập khẩu lại. Điều này có nghĩa là giảm bớt thông tin cần đệ trình trong hệ thống công nghệ thông tin; Một đại diện được ủy quyền hiện có thể nộp báo cáo thẩm định thay mặt cho các thành viên của nhóm công ty; Các công ty sẽ được phép nộp báo cáo thẩm định hằng năm thay vì báo cáo riêng cho mỗi tàu hàng hoặc lô hàng cung cấp cho thị trường EU; Làm rõ cách “xác định” việc thẩm định đã được thực hiện, như vậy các công ty lớn ở hạ nguồn sẽ có lợi khi các nghĩa vụ được đơn giản hóa (hiện nay đang áp dụng nghĩa vụ pháp lý tối thiểu là thu thập số liệu tham chiếu của Báo cáo thẩm định (DDS) từ các nhà cung cấp của họ, và sử dụng số tham chiếu đó cho các lần nộp DDS của riêng họ).

Tất cả các biện pháp cập nhật này dự kiến sẽ làm giảm đáng kể số lượng báo cáo thẩm định mà các công ty cần nộp, đáp ứng yêu cầu chính của ngành. Hệ thống thông tin EUDR đã được mở vào ngày 4/12/2024 bằng tất cả các ngôn ngữ của EU. Hiện nay DN đã có thể gửi và quản lý các văn bản thẩm định của mình.

Hôm 22/5, EC cũng đã công bố danh sách phân loại mức độ rủi ro theo quốc gia đối với EUDR. Theo đó, Việt Nam được xếp vào nhóm có “rủi ro thấp” (low risk). Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam là Indonesia, Malaysia, Brazil được xếp vào nhóm “rủi ro tiêu chuẩn” (standard risk). Ngoài ra, có 4 quốc gia bị xếp vào nhóm “rủi ro cao” (high risk) là Belarus, Myanmar, Triều Tiên và Nga. DN sử dụng gỗ nguyên liệu từ các nước này cần đặc biệt lưu ý.

Các chuyên gia đánh giá, việc được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” không làm thay đổi nghĩa vụ pháp lý đối với DN xuất khẩu từ Việt Nam. Họ vẫn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EUDR. Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, sẽ có một số điểm thuận lợi và khác biệt trong quá trình thực thi, cụ thể như giảm tần suất kiểm tra tuân thủ: Đối với sản phẩm từ quốc gia thuộc nhóm rủi ro thấp, cơ quan chức năng EU sẽ chọn ngẫu nhiên 1% trong các lô hàng để kiểm tra. Trong khi đó, các nước thuộc nhóm rủi ro tiêu chuẩn là 3%, và rủi ro cao là 9%.

DN từ các quốc gia rủi ro thấp sẽ ít bị nghi ngờ hơn, điều này giúp rút ngắn thời gian và chi phí thông quan. ông Phúc giải thích thêm: “Việc được xếp loại rủi ro thấp giúp giảm gánh nặng kiểm tra hậu kiểm và tạo lợi thế cạnh tranh, nhưng không miễn trừ trách nhiệm thẩm định và minh bạch chuỗi cung ứng. DN Việt Nam vẫn phải chuẩn bị hồ sơ và dữ liệu đầy đủ, đặc biệt là hệ thống truy xuất nguồn gốc đến tọa độ địa lý”.

Bùi Diệp

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

USA Flag And Success Graph. Finance And Economy Concept.

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Thể chế mới tạo tương lai chuỗi cung ứng

Những đột phá về thể chế có thể giúp doanh nghiệp tái định hình chuỗi cung ứng từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu....
11 Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử 2

Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban chấp hành HAWA: Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh ngành nội thất xáo trộn bởi áp lực đối phó với thuế đối ứng từ Mỹ, doanh nghiệp (DN) kinh doanh online vẫn đang kín đơn hàng đến nửa năm 2026. Theo ông Trần Lam Sơn, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là kênh bán hàng tiềm năng mà còn là công cụ để DN tự cường trong chuỗi cung ứng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm....
ba-tru-cot-tai-cau-truc-nen-kinh-te

Ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế

Đoàn đàm phán Việt Nam đang cố gắng đưa mức thuế đối ứng Mỹ về số quân bình. Tuy nhiên, dù mức thuế chốt cuối ở mức nào thì doanh nghiệp đều phải nỗ lực để thích ứng. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị....
thay đổi địa chỉ văn phòng hawa

[Thông báo] Cập nhật địa chỉ văn phòng HAWA

Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Địa chỉ: 41-45 Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ là P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) Điện thoại: 090-250-7770. Email: info@hawa.org.vn....
Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...