Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 03/2021

XUẤT KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 3/2021 đạt kỷ lục mới, đạt 1,51 tỷ USD, tăng 64,6% so với tháng trước đó và tăng 53,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,17 triệu USD, tăng 69,9% so với tháng 2/2021 và tăng 75,99% so với tháng 3/2020.

Trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 3,788 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt tỷ 2,944 tỷ USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức mua của toàn cầu cũng như hoạt động sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đang tăng trưởng rất ấn tượng, vươn lên thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2021.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2018 – 2021

(ĐVT: triệu USD)

image(1143)
Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Quý I/2021 kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 2,02 tỷ USD, tăng tới 96,17% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 53,32% tổng kim ngạch xuất G&SPG của cả nước, tỷ lệ này của năm 2020 là 40%.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,117 tỷ USD, tăng tới 85,43% so với cùng kỳ năm 2020, chiêm tới 63,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sản gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu
Quý I/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 2,29 tỷ USD, tăng tới 77,02% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 61% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành (tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2020 đạt 50%).
Ba thị trường lần lượt đứng sau Hoa Kỳ lần lượt thuộc về châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mức tăng trưởng lần lượt: 8,22%; 9,71% và 8,98%.
Ngoại trừ Hoa Kỳ với mức tăng trưởng cao và tỷ trọng lớn, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang trường Canada, Pháp, Australia và Hà Lan cũng tăng rất mạnh.

Biểu đồ 2: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG   Việt Nam trong tháng 3 năm 2021

image(1145)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG Việt Nam trong Quý I/2021

image(1146)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong Quý I/2020

(ĐVT: 1.000 USD)

image(1147)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 03/2021 về Việt Nam tăng mạnh trở lại, đạt 259 triệu USD, tăng 35,6% so với tháng trước đó.

Quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG đạt gần 729 triệu USD, tăng tới 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy trong quý I/2021, Việt Nam đã xuất siêu 3,059 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng từ năm 2018 – 2021

(ĐVT: Triệu USD)

image(1148)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 03/2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 98 triệu USD, tăng 28,75% so với tháng trước đó.

Quý I/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 297 triệu USD, tăng tới 66,38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong quý I/2021, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,821 tỷ USD.

Thị trường nhập khẩu

Quý I/2021, hầu hết các thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam đều tăng rất mạnh. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, đạt 225 triệu USD, tăng tới trên 50% so với quý I/2020.

Bên cạnh đó, thị trường Thái Lan, Chile, Brazil, Pháp, Newzealand, Lào cũng tăng rất mạnh. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ – thị trường cung ứng lớn thứ 2 cho Việt Nam chỉ tăng nhẹ 1,92% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 3 năm 2021

image(1149)
clip image005(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong quý I/2021

image(1150)
clip image006(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong Quý I/2021

ĐVT: 1.000 USD)

image(1151)
(* không nhập khẩu hoặc không thống kê; Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)
Gỗ Việt, số 132, tháng 4 năm 2021
Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....