TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 17/11, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp gỡ với các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố năm 2022.

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn thành phố có 20 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài với khoảng 6.000 hội viên đến từ các quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc.. Trong thời gian qua, các hiệp hội đã có nhiều đóng góp vào sự hợp tác chung, là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài với Việt Nam. Đồng thời, thông qua các hiệp hội cũng tham gia phản biện, xây dựng chính sách pháp luật, góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng bền vững.

Để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã liên tục đổi mới, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2022, TP. Hồ Chí Minh thu hút 693 dự án với tổng số vốn đạt 444 triệu USD, 135 dự án điều chỉnh với số vốn tăng thêm đạt 1,55 tỷ USD; số lượt vốn góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt 1,43 tỷ USD. Điều này thể hiện niềm tin của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và minh chứng cho sức hút môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động của các hiệp hội. Theo đó, vấn đề được nhiều hiệp hội nước ngoài quan tâm là giấy phép sử dụng lao động nước ngoài còn nhiều bất cập; doanh nghiệp chưa được cập nhập thông tin về các thủ tục giấy tờ hoạt động của các hiệp hội nước ngoài; vướng mắc về thủ tục xin cấp con dấu…

Trả lời về vấn đề giấy phép sử dụng lao động, bà Trần Lê Thanh Trúc – Trưởng phòng Việc làm và an toàn lao động – Sở lao động Thương binh Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện có khoảng 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi năm, Sở nhận khoảng 15.000 – 18.000 hồ sơ lao động nước ngoài xin cấp phép.

Từ phía các doanh nghiệp cũng cần lưu ý, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh Lê Huỳnh Minh Tú khẳng định việc sửa đổi Nghị định 08 của Chính phủ (2008) là cần thiết để kéo dài thời gian hoạt động của các hiệp hội nước ngoài chứ không giới hạn 3 năm như hiện nay. Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ có báo cáo với UBND thành phố để tiếp tục kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định này.

hii
Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại Ý (ICHAM) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU)

Cũng tại chương trình, Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) và Phòng Thương mại Ý (ICHAM) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cho doanh nghiệp hội viên hai bên cùng hợp tác phát triển trên các lĩnh vực liên quan.

Cụ thể trong các hoạt động chia sẻ thông tin, kết nối giao thương, tổ chức các hoạt động dành cho hội viên của hai bên. Đặc biệt trong hội chợ HAWA Expo 2023 do HAWA phối hợp với Sở Công Thương tổ chức, ICHAM sẽ đóng vai trò là đối tác kỹ thuật để cùng phối hợp trong công tác tổ chức hội chợ.

Congthuong.vn

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...