3D của tương lai kinh tế thế giới

Ba chữ D (viết tắt của deglobalization, decarbonization và demographics) trong khái niệm 3D Reset mà các chuyên gia tài chính tại Schroders tin rằng đã, đang và sẽ tiếp tục tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu. Khi kết hợp với nhau, 3 chữ D ấy cũng đang định hình lại bối cảnh đầu tư.

 

Deglobalization  – Phi toàn cầu hóa

Một quá trình toàn cầu hóa kéo dài nhiều thập niên đang đi đến hồi kết khi thế giới ngày càng ủng hộ chính sách bảo hộ, ưu tiên các cơ hội gần nhà hơn. Xu hướng này thể hiện sự quay lưng với mô hình toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng mở rộng vốn định hình nền thương mại quốc tế suốt vài thập niên qua.

Covid-19 và các lệnh phong tỏa sau đó vào năm 2020 đã phơi bày những điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là những chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào Trung Quốc và hàng nhập khẩu của quốc gia này.

Việc tổ chức lại chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và chi tiêu nhiều hơn cho quân sự sẽ gây tốn kém. Đồng thời, chuỗi cung ứng giảm hiệu quả cũng sẽ làm tăng chi phí. Do đó, lạm phát và lãi suất có khả năng sẽ cao hơn về mặt cấu trúc, dẫn đến tăng trưởng chậm hơn.

Mô hình toàn cầu hóa hiện tại của chuỗi cung ứng mở rộng đang ngày càng bị nghi ngờ. Các công ty đa quốc gia đang cân nhắc chuyển sản xuất về quê nhà, gần quê nhà và/hoặc đồng minh với quê nhà, do lo ngại về khả năng phục hồi và độ tin cậy của chuỗi cung ứng. Do đó, những lợi ích dễ dàng (tiền lãi nhờ toàn cầu hóa) có thể kết thúc khi an ninh nguồn cung ngày càng trở nên quan trọng.

Đại dịch làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc khi tình trạng tắc nghẽn lan rộng trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc làm tăng thêm lạm phát. Xung đột Nga – Ukraine đã phơi bày những sự phụ thuộc tương tự, nhất là liên quan đến lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp ở châu Âu. Các quốc gia muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống và củng cố mong muốn đạt được tiến bộ thực sự trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Decarbonization – Giảm phát thải carbon

Khi thế giới đẩy nhanh hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ phụ thuộc quá mức vào nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh hơn.

Các quốc gia có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình giảm phát thải carbon trong lĩnh vực sản xuất điện vì mục tiêu giảm hơn 40% khí thải trong 7 năm tới là một bước đi quan trọng hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu về net-zero vào năm 2050. Việc chuyển sang net-zero đại diện cho một xu hướng cấu trúc mới, rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, vì nó đòi hỏi một sự thay đổi triệt để trong hệ thống năng lượng và các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế.

6 3D cua tuong lai kinh te the gioi 1 1

Phản ứng với biến đổi khí hậu đã tăng tốc trong những năm gần đây, nhưng sẽ còn nhiều thay đổi nữa khi các nền kinh tế phải đối mặt với thiệt hại vật chất lớn hơn do nhiệt độ tăng cao.

Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang sử dụng luật pháp, trợ cấp và thuế để thúc đẩy thay đổi, với động lực ngày càng tăng hướng tới việc định giá carbon.

Tình hình căng thẳng địa chính trị gần đây đã thúc đẩy các quốc gia chấm dứt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống và tăng cường mong muốn hành động để chuyển đổi năng lượng.

Các khoáng sản quan trọng như coban, niken và than chì rất cần thiết cho công nghệ năng lượng sạch. Nhưng số lượng có hạn của các vật liệu này và sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát chúng sẽ làm phức tạp thêm quá trình chuyển đổi năng lượng và có khả năng thúc đẩy lạm phát nhiên liệu hoặc lạm phát xanh.

Đổi mới công nghệ sẽ là yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu về dài hạn. Động thái giảm phát thải carbon sẽ thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào công nghệ xanh và cơ sở hạ tầng cần thiết trong thập niên tới.

Việc tái cấu trúc nền kinh tế xung quanh năng lượng tái tạo có thể sẽ phải trả giá. Nó có thể ảnh hưởng đến năng suất vì việc tăng giá carbon sẽ làm giảm sản lượng và làm giảm tổng sản lượng kinh tế. Đó là lý do tại sao hành động chống lại biến đổi khí hậu nhanh chóng được dự đoán sẽ là một yếu tố gây ra lạm phát kèm suy thoái, kết hợp giữa tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng tốc.

Demographics – Nhân khẩu học

Chúng ta đang chứng kiến dân số ở nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới già đi. Khi thế hệ baby boomer (có năm sinh từ 1946 đến 1964 ) sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhiều nền kinh tế không còn đủ người trẻ đến tuổi trưởng thành để thay thế họ. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi đại dịch khiến nhiều người rời bỏ lực lượng lao động kể từ năm 2020 do nghỉ hưu sớm hoặc ốm đau kéo dài. Sự thiếu hụt lao động này có thể tác động đáng kể đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường này, doanh nghiệp sẽ phải chi nhiều hơn cho các công nghệ tăng năng suất như robot, tự động hóa và AI.

Dự đoán tăng trưởng dân số toàn cầu sẽ giảm, số lượng lao động sẽ giảm theo. Doanh nghiệp có thể cần phải trả nhiều tiền hơn để thu hút người tài, làm trầm trọng thêm lạm phát. Người lao động sẽ yêu cầu tăng lương để bù chi phí sinh hoạt tăng cao. Doanh nghiệp sẽ không thể dễ dàng bù đắp những chi phí này bằng cách chuyển ra nước ngoài và di cư, vì những lựa chọn này đã trở nên kém hấp dẫn hoặc kém khả thi về mặt chính trị.

Trần An (Nguồn: schroders.com)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

16 Khai phá tiềm năng thị trường Ấn Độ

Khai phá tiềm năng thị trường Ấn Độ

Ngày 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và HAWA đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất”. Hội thảo đem lại những góc nhìn mới về thị trường giàu tiềm năng Ấn Độ cũng như những quy định pháp […]

...
USA Flag And Success Graph. Finance And Economy Concept.

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Thể chế mới tạo tương lai chuỗi cung ứng

Những đột phá về thể chế có thể giúp doanh nghiệp tái định hình chuỗi cung ứng từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu....
11 Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử 2

Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban chấp hành HAWA: Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh ngành nội thất xáo trộn bởi áp lực đối phó với thuế đối ứng từ Mỹ, doanh nghiệp (DN) kinh doanh online vẫn đang kín đơn hàng đến nửa năm 2026. Theo ông Trần Lam Sơn, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là kênh bán hàng tiềm năng mà còn là […]

...
ba-tru-cot-tai-cau-truc-nen-kinh-te

Ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế

Đoàn đàm phán Việt Nam đang cố gắng đưa mức thuế đối ứng Mỹ về số quân bình. Tuy nhiên, dù mức thuế chốt cuối ở mức nào thì doanh nghiệp đều phải nỗ lực để thích ứng. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị....
thay đổi địa chỉ văn phòng hawa

[Thông báo] Cập nhật địa chỉ văn phòng HAWA

Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Địa chỉ: 41-45 Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ là P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) Điện thoại: 090-250-7770. Email: info@hawa.org.vn....
Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....