,

5 xu hướng chủ đạo của công nghiệp nội thất toàn cầu

Ngành sản xuất nội thất luôn chịu ảnh hưởng của các xu hướng tiêu dùng. Giữa rất nhiều thay đổi, các chuyên gia dự báo những xu hướng sẽ trở nên nổi bật trong năm 2024 để nhà sản xuất chú ý.

 

  1. Sự thành công của thương mại điện tử

Thương mại điện tử không còn xa lạ với ngành nội thất. Khác xa với “hiệu ứng Amazon”, khi các gã khổng lồ thương mại điện tử chiếm lĩnh thị trường, giờ đây các cửa hàng trực tuyến được cá nhân hóa chuyên bán các sản phẩm nguyên bản trong một phân khúc nhánh nhất định. Chẳng hạn như Joss & Maine, Joybird, Wayfair, Burrow, BenchMade Modern và Article.

Những trang web này có một số tính năng đáng giá như bảng giá đầy đủ và hình ảnh 3D, đồng thời mang đến cho người mua sự thuận tiện tuyệt vời. Những yếu tố này làm cho họ trở nên cực kỳ nổi tiếng. Mọi người sẵn sàng mua những sản phẩm trực tuyến, ngay cả khi họ không thực sự nhìn thấy và sờ chạm cho đến khi chúng được giao đến.

Điều này ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất nội thất? Với doanh số thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt ít nhất 6,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023, các cửa hàng trực tuyến không còn là lựa chọn thay thế mà sẽ là một trong những cách quan trọng để tiếp thị và duy trì doanh số bán hàng.

  1. Sự gia tăng nhu cầu về nội thất bền vững

Theo báo cáo của Hartman Group, 84% dân số thuộc nhóm “Thế giới bền vững”, cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường và chuyển sang mua các sản phẩm bền vững hơn. Khi người mua dần chuyển sang sử dụng nội thất thân thiện với môi trường, các nhà bán lẻ cũng phải thích ứng với tư duy mới này. Cho dù đồ nội thất có thông minh hay hấp dẫn đến đâu thì nó cũng sẽ không được ưa chuộng nếu trong quá trình sản xuất, yếu tố bền vững không được lưu ý.

Một số thương hiệu đã tạo được tên tuổi trong lĩnh vực này, như Room and Board, chuyên sản xuất đồ nội thất bằng gỗ có nguồn gốc địa phương và bền vững; và Pottery Barn, sử dụng rộng rãi gỗ tái sử dụng cho sản phẩm của mình.

  1. Vai trò ngày càng tăng của mạng xã hội

Mua sắm qua mạng xã hội đang được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Do việc mua sắm ngày càng được cá nhân hóa với người dùng nên mạng xã hội sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mua bán đồ nội thất. Cả Facebook và Instagram đều đóng vai trò là nền tảng thương mại điện tử cho phép mua đồ nội thất được sản xuất trực tiếp.

Một nền tảng khác đang nổi lên là Pinterest. Nó có tính năng tìm kiếm trực quan, khớp các hình ảnh được ghim với những hình ảnh trong thư viện. Sau đó, bằng cách sử dụng AI, Pinterest tìm ra các liên kết trực tiếp đến trang web của nhà bán lẻ nội thất, nhờ đó, người mua tiết kiệm được vài giờ để tìm nội thất theo cách thủ công. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, sự gia tăng của những “người có ảnh hưởng” trên mạng xã hội, họ tác động rất lớn đến sự lựa chọn của người mua.

Điều này có ý nghĩa gì đối với ngành sản xuất đồ nội thất? Trang mạng xã hội của doanh nghiệp bây giờ chính là nền tảng kinh doanh riêng. Điều này có nghĩa là chắc chắn các nhà sản xuất đồ nội thất sẽ phải xây dựng chiến lược truyền thông xã hội.

  1. Sử dụng CGI cho hình ảnh sản phẩm

Người mua nội thất trực tuyến muốn có thông tin xác thực nhất có thể. Trước đây, ảnh sản phẩm chất lượng cao là đủ để phục vụ mục đích này, nhưng giờ đây không còn đơn giản như thế nữa. Để nỗ lực thu hút khách hàng, các chuyên gia trong ngành sản xuất đồ nội thất đang sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh CGI.

Những hình ảnh sống động như thật này có thể xem từ mọi góc độ và cho phép người mua hàng đặt sản phẩm vào thế giới thực của họ thông qua máy tính bảng và điện thoại thông minh. Điều này mang lại cho họ cảm giác sở hữu và mức độ kết nối cá nhân hóa sâu sắc với sản phẩm họ đang xem. Theo báo cáo của viện CXL, khách hàng mất khoảng 0,05 giây để hình thành quan điểm về một trang web. Trong một ngành cực kỳ thiên về hình ảnh như nội thất, cách thực tế duy nhất để trở nên toàn diện là sử dụng CGI thay vì chụp ảnh sản phẩm.

Dịch vụ CGI cũng có chi phí thấp hơn so với chụp ảnh truyền thống, đồng thời có thể dễ dàng tích hợp vào các trang web và nền tảng mạng xã hội, giúp hoạt động tiếp thị trở nên chuẩn mực hơn.

  1. Thay đổi phong cách sống và nhu cầu

Trong vài năm gần đây, tỷ lệ người thuê nhà đã tăng mạnh. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew, hơn 36,6% người trụ cột gia đình sống trong nhà thuê tính đến năm 2016 – tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1965. Có một số lý do dẫn đến thay đổi này, hầu hết đều liên quan đến việc thế hệ Millennials đã trở thành lực lượng lao động chính. Họ phải đối mặt với những thách thức mới và khác biệt so với các thế hệ trước, bao gồm giá nhà tăng, nợ sinh viên và việc kết hôn ở độ tuổi muộn hơn.

Việc sống ở nhà thuê nhiều hơn có nghĩa là nhu cầu về các loại nội thất rất cụ thể sẽ tăng lên – về cả phía chủ nhà lẫn người thuê. Trong khi chủ nhà tìm kiếm nội thất rẻ thì người thuê nhà thường tìm kiếm nội thất nhỏ gọn, nhẹ, dễ di chuyển, cũng như phù hợp với túi tiền. Nhiều người thậm chí còn cởi mở với ý tưởng thuê đồ nội thất thay vì sở hữu chúng.

Do vậy, các nhà sản xuất nên đảm bảo đa dạng hóa dòng sản phẩm của mình và cung cấp một dòng đồ nội thất riêng biệt đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của những người thuê nhà thuộc thế hệ Millennials.

Hiệp Ca (Nguồn: cgifurniture.com)

Danh mục:

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác