Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam

Hiện Việt Nam (tính tới hết tháng 3/2022) có  226,429 ha rừng đạt chứng chỉ FSC và 54,529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. Phần diện tích đạt chứng chỉ FSC này bao gồm một số diện tích là rừng tự nhiên; phần còn lại là rừng trồng

Hiện Việt Nam (tính tới hết tháng 3/2022) có  226,429 ha rừng đạt chứng chỉ FSC và 54,529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. Phần diện tích đạt chứng chỉ FSC này bao gồm một số diện tích là rừng tự nhiên; phần còn lại là rừng trồng.

Nguyên liệu gỗ đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu nên một sản phẩm và thông thường chiếm 40-60% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do vậy đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào ổn định lâu dài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Hiện nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành gỗ được huy động từ hai nguồn chính.

 Nguồn thứ nhất là gỗ trong nước, bao gồm gỗ rừng trồng tập trung (21,5 triệu m3 năm 2021), gỗ cao su và cây phân tán (9,5 triệu m3) (Tổng cục Lâm nghiệp, 2022). Lượng khai thác thực tế đặc biệt từ các diện tích rừng trồng tập trung có thể lớn hơn (Phúc và cộng sự, 2021). Mặc dù đến nay chưa có những con số thống kê cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng 60-70% lượng cung từ nguồn này là gỗ nhỏ và được sử dụng làm dăm gỗ và viên nén. Phần còn lại (30-40%) là gỗ lớn được đưa vào chế biến đồ gỗ chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Nguồn thứ 2 là gỗ nhập khẩu. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn, với khoảng 60-70% trong số này là gỗ được coi là gỗ ít rủi ro, phần lớn được vào chế biến phục vụ xuất khẩu (một phần nhỏ sử dụng nội địa), 30-40% lượng còn lại là gỗ rủi ro, chủ yếu được tiêu thụ nội địa.

Nguồn cung gỗ nhập khẩu đang có những biến động rất lớn trong thời gian gần đây. Đại dịch COVID-19 làm giá cước vận chuyển tăng phi mã, làm gỗ nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Sức ép tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tiếp tục tăng, đặc biệt kể thì khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra. Hiện một số doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu xuất hiện những lo lắng về tính ổn định cũng như các lợi thế đang dần mất đi của nguồn cung này. Đối với các doanh nghiệp trong ngành, ổn định về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào có vai trò sống còn đối với ngành. 

Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ, phục vụ sản xuất đồ gỗ. Tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chất lượng trong nước sẽ trực tiếp phần tạo ra ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được tạo ra từ nguồn gỗ này mà còn giúp làm giảm sự phụ thuộc của ngành vào nguồn gỗ nhập khẩu đặc biệt là nguồn gỗ rủi ro. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả đạt được trong việc tạo nguồn gỗ rừng trồng chất lượng cao vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Trong bối cảnh nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang có những biến động lớn như hiện nay, bài toán tạo nguồn nguyên liệu gỗ trong nước ổn định và có chất lượng trở thành cấp bách.

Báo cáo Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam cung cấp thông tin về thực trạng của việc trồng rừng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam, bao gồm một số rào cản trong việc thực hiện và mở rộng các diện tích rừng trồng có chứng chỉ bền vững. Hiện đang tồn tại 2 hệ thống chứng chỉ rừng bền vững tại Việt Nam là FSC và VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam, đã được Tổ chức PEFC công nhận vào cuối năm 2020). Do hệ thống VFCS mới được thiết lập và vận hành, Báo cáo này tập trung sâu vào các diện tích và các đơn vị đã đạt chứng chỉ FSC cho các diện tích rừng trồng của mình.

Thông tin về các diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ FSC được nhóm tác giả thu thập từ website của Tổ chức FSC. Thông tin từ nguồn này cho phép xác định các diện tích đã đạt chứng chỉ, đơn vị được cấp chứng chỉ, số chứng chỉ, diện tích, loại rừng, tuổi cây và địa phương nơi có các diện tích này. Thông tin về diện tích rừng trồng trong nước được thu thập từ Báo cáo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Bên cạnh đó, Báo cáo có sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp 7 công ty hiện đang có các diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC. Phỏng vấn được thực hiện vào đầu tháng 4/2022. Trong số công ty này bao gồm một số công ty có các diện tích rừng liên kết với các hộ và một số công ty có các diện tích rừng riêng của mình. Thông tin từ phỏng vấn công ty cho phép xác định được thực trạng hoạt động của các đơn vị này, các thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện và duy trì chứng chỉ. Mặc dù thông tin từ 7 công ty này không có tính đại diện cho tất cả các đơn vị đang có các chứng chỉ FSC (53 đơn vị tổng số), thông tin từ các cuộc phỏng vấn này có vai trò quan trọng để xác định một số rào cản trong việc thực hiện và duy trì chứng chỉ FSC tại Việt Nam hiện nay.

Nguồn : Gỗ Việt

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
A pile of stacked firewood, prepared for heating the house. Gathering fire wood for winter or bonfire. Man holds fire wood in hand

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành […]

...
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc cho thấy một xu hướng […]

...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị […]

...
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...