Ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế

Đoàn đàm phán Việt Nam đang cố gắng đưa mức thuế đối ứng Mỹ về số quân bình. Tuy nhiên, dù mức thuế chốt cuối ở mức nào thì doanh nghiệp đều phải nỗ lực để thích ứng. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị.
ba-tru-cot-tai-cau-truc-nen-kinh-te

Chính sách thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành gây bất ngờ cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sẽ giảm đáng kể, ước tính giảm 20-30% trước tác động của chính sách này. Các ngành hàng chủ lực như: Dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, điện thoại các loại, giày dép… sẽ chịu tác động mạnh. Đây là chính sách kinh tế địa chính trị tất yếu trên toàn cầu, và việc Mỹ tái cơ cấu là điều không tránh khỏi.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang bị ảnh hưởng trong cuộc căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn, nhưng về trung hạn sẽ có triển vọng phát triển. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị và nhìn nhận lại nội lực. Đây là thời điểm Việt Nam cần soi lại chính mình, tận dụng khủng hoảng để cải cách nội tại, tăng giá trị nội địa, và thay đổi tư duy xuất khẩu. Để biến khó khăn thành cơ hội, chúng ta cần thực hiện cải cách toàn diện trên ba trụ cột chính.

Xác định lại đối tác thương mại

Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, việc cân bằng cán cân thương mại với Mỹ cần được xem xét và triển khai mạnh mẽ hơn.

Một giải pháp quan trọng để cân bằng cán cân thương mại là tăng tiêu dùng hàng hóa từ Mỹ. Nếu giảm thuế nhập khẩu hàng Mỹ về mức 0, điều này sẽ tốt cho người tiêu dùng trong nước vì hàng Mỹ có chất lượng cao. Đối với ngành gỗ, việc nhập khẩu nguyên liệu nhiều từ Mỹ và xuất ngược lại thị trường tiêu thụ là một lợi thế.

Chúng ta cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường. Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, và nằm trong vùng thuế quan ASEAN, đây là lợi thế để tìm kiếm thị trường mới. Các thị trường tiềm năng khác ngoài Mỹ bao gồm châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Ấn Độ, Pakistan, và các quốc gia có FTA với Việt Nam. Đặc biệt, thị trường Ấn Độ với 1,5 tỷ dân là một thị trường giàu tiềm năng và cơ hội lớn.

Tinh thần cải cách toàn diện

DN Việt Nam cần có giá trị gia tăng tốt hơn. Hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) còn thiếu, khả năng hiện thực hóa ý tưởng còn hạn chế. Chính phủ, các ngành và DN cần chú trọng đầu tư vào R&D để tạo ra lợi thế cạnh tranh không thể thay thế.

Khủng hoảng hiện nay là cơ hội để Việt Nam cải cách nội tại, tăng giá trị nội địa cho sản phẩm. Điều này không chỉ giúp đối phó với bài toán thuế quan của Mỹ mà còn là xu thế tất yếu. Những ngành nghề chỉ “mượn đường” xuất khẩu hoặc phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ khó tồn tại. Các ngành nghề tạo ra giá trị thực, đóng góp sâu vào nền kinh tế quốc gia sẽ được các thị trường nhập khẩu như Mỹ “ưu ái” hơn.

Đã đến lúc DN Việt Nam phải tự thay đổi từ xuất thô sang xuất tinh và xây dựng nền tảng phát triển bền vững. Cần đầu tư sâu vào chuỗi giá trị và “rót” hàm lượng giá trị thực vào từng sản phẩm “Made in Vietnam”. Các hiệp hội ngành nghề phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tư vấn chiến lược, đồng hành cùng DN trong việc phát triển nội lực, gia tăng giá trị xuất khẩu.

Việc cải cách nền kinh tế còn cần chú ý đến việc chọn lọc thu hút dòng vốn FDI công nghệ cao, đặc biệt là mời gọi khối FDI này từ Mỹ. Chúng ta có thể học hỏi bài học từ Trung Quốc đã mở đường cho FDI Mỹ vào và đạt được sự cất cánh sau 30 năm.

Tập trung phát triển thị trường nội địa

Bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, DN Việt Nam cần nhìn nhận lại thị trường nội địa với nhu cầu tiêu dùng lớn của 100 triệu dân. Việc thiếu chăm chút cho thị trường nội địa có nghĩa là chúng ta đang bỏ lỡ một thị trường tiềm năng khổng lồ. Các sản phẩm dệt may, xe đạp, linh kiện, đồ gia dụng, nội thất, hạt điều, cà phê… đều có sức tiêu thụ tốt trong nước. Để DN nội địa phát triển song song với xuất khẩu, cần có chính sách tài chính công bằng. Hiện tại, chênh lệch lãi suất vay vốn giữa xuất khẩu (vay USD lãi suất thấp) và sản xuất nội địa (vay tiền đồng lãi suất cao) là bất hợp lý.

Khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường chủ lực Mỹ là một thách thức, nhưng cũng là đòn bẩy cần thiết để kinh tế Việt Nam soi mình lại và thực hiện những cải cách mang tính chiến lược. Khó khăn trong ngắn hạn là điều không tránh khỏi, nhưng với tinh thần “cùng tất biến, biến tất thông” và nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế dựa trên ba trụ cột đã nêu, Việt Nam hoàn toàn có thể tìm được lối đi và có một tương lai thuận lợi hơn trong trung hạn. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế nếu được triển khai tốt, dự kiến đến quý IV/2025, tình hình sẽ đảo chiều, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ sở để phát triển ổn định và tích cực hơn.

Nguyễn Tất Thịnh – Chuyên gia Chiến lược và Xây dựng tổ chức, Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

bản tin thương mại số 26 - bộ công thương

[Báo cáo ngành] Bản tin Thông tin Thương mại Chuyên ngành SP Gỗ &SPG, TCMN số 26 (Ngày 30/06/2025)

Bản tin Thông tin thương mại là bản tin chọn lọc, theo yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành Sản phẩm Gỗ và Hàng Thủ công mỹ nghệ, số 26 ra ngày 30/6/2025 là những thông tin về xuất nhập khẩu của ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ...
thay đổi địa chỉ văn phòng hawa

[Thông báo] Cập nhật địa chỉ văn phòng HAWA

Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Địa chỉ: 41-45 Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ là P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) Điện thoại: 090-250-7770. Email: info@hawa.org.vn....
Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....