Khóa đào tạo Sơn Mỹ thuật

XU HƯỚNG SƠN MỸ THUẬT

Theo tài liệu tham khảo, tại Âu Châu và Hoa Kỳ, trong những năm gần đây, khuynh hướng sử dụng Sơn Mỹ thuật (SMT) đang được nhiều người ưa chuộng, bởi đó là một sự lựa chọn mới cho phần hoàn thiện trong trang trí nội thất. Điều đáng nói là các dòng sơn chính như sơn Ánh kim (Metallic Paint), sơn tạo hiệu ứng kim loại (Metal Effects) và tạo da/đá (Venetian Plasters) đều là gốc nước, không mùi nên rất thích hợp với trào lưu thân thiện môi trường.

SMT là quá trình hoàn thiện đòi hỏi người thợ có thẩm mỹ, độ am tường vật liệu và hiểu biết về dụng cụ thi công, nhằm tạo ra hoàn thiện có độ hoàn hảo về kỹ thuật, màu sắc hài hòa. SMT tạo được nhiều hiệu ứng như Frottage, Linen, Denim,  Sponging, Strié, Color Washing v..v trên các loại vật liệu: gỗ, sắt, đá, bê tông v.v.

Ưu điểm của sơn mỹ thuật so với các loại vật liệu khác là giá thành hợp lý so với vật liệu thật như đá, kim loại…,giảm chỉ còn 1/3 đến 1/6. Nếu ốp đá hoa cương đẹp, thường có giá hơn 100 USD/m2 trong khi đó nếu sử dụng Venetian Plasters để tạo ra một mảng tường như đá hoa cương giá chỉ hơn 35 USD/m2. Chưa kể ốp đá hoa cương lên tường sẽ để lại ron chỉ trông mất thẩm mỹ. Hoặc với sắt, đồng. Nếu sử dụng các vật liệu kim loại như sắt rỉ, đồng lên ten xanh, giá vật liệu khoảng hơn 200 USD/m2, trong khi sử dụng hiệu ứng từ sơn mỹ thuật như Metal Effects giá chỉ hơn 45 USD/m2.

SMT với đặc trưng về thành phần cũng giúp lột tả hết ý tưởng trong sản phẩm của người thợ. Vì vậy, yếu tố vô cùng quan trọng của SMT còn nằm ở dụng cụ chuyên dùng: bay Nhật, con lăn bọt biển, cọ lông chồn, cọ flogger.v.v. Tại Mỹ, châu Âu đã có rất nhiều công trình đồ sộ: các khách sạn tại Las  Vegas, DisneyWorld, Disneyland, Universal ở Hollywood, Singapore Casino (Macao), Nhà thờ St.Basil (Moscow), phim trường Hollywood v.v… đều sử dụng SMT của Modern Masters.

Điểm độc đáo khác là nếu các vật liệu đưa lên tường như: đá, kính, sơn kiến trúc, giấy dán tường v.v đều là một sự lặp lại, thì riêng SMT là tác phẩm do bàn tay của các nhà trang trí (Decorator) và các nghệ nhân (Artist) kiến tạo ra nên nó “không đụng hảng”. Hơn nữa, những vật liệu khác thường bị hạn chế bởi màu sắc, độ bóng, độ sâu nên khó lột tả được hết ý tưởng, làm hạn chế tính tương tác, tính hài hòa trong tổng thể của một công trình, làm giảm đi tính phát huy của người sáng tạo. Với SMT, đó là giải pháp cho những lo ngại trên.

NHU CẦU ĐÀO TẠO

Trong một sản phẩm nội thất, sơn có thể chiếm đến 5-10% giá thành sản phẩm. Nhưng vượt trên định lượng đo đếm đó, giá trị “định tính” của sơn là vô giá khi góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của vật liệu thật và vẻ đẹp sau cùng của sản phẩm nội thất hoàn thiện.

Với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu về sơn ở nhiều nước, ông Trần Văn Châu – Chủ tịch HĐQT Công ty Sơn Kelly-More Việt Nam nhận định” Tại Việt Nam vẫn chưa có trường lớp đào tạo thợ sơn một cách bài bản. Giới chuyên môn có liên quan đến màu sắc và sơn thì được đào tạo nghiêng về hàn lâm. Các nhà sản xuất sơn có tầm cở thì đa phần là các tập đoàn người nước ngoài nên khi họ thấy có nhu cầu cần phổ biến sản phẩm hay công nghệ mới thì thông thường họ cứ mời chuyên gia nước ngoài về Việt Nam trình bày. Tuy nhiên hiệu quả lại chưa như mong muốn vì khả năng truyền thụ của giảng viên và khả năng tiếp nhận của thợ không đạt được điểm chung. Cầu nối là các phiên dịch viên không phát huy được hiệu quả vì chính đội ngũ này cũng chưa hiểu các từ chuyên môn kỹ thuật về sơn.”

Thống kê của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp, ngành sơn (thuộc phân nhóm nội thất) là những nghề có nhu cầu được đào tạo, tìm việc làm nhiều nhất hiện nay. Tại Việt Nam, chứng chỉ thợ sơn được phân bậc từ 2/5 đến 4/5. Hầu hết các DN sản xuất nội thất, xây dựng công trình đều có đội ngũ thợ sơn nhưng đa phần được xác định ở bậc thợ. Vì thiếu đào tạo chuyên nghiệp, thợ sơn đều đi lên bằng cách học lỏm, học ở thợ chính và cầu may vào “nghề dạy nghề”. Một số DN ngành nội thất, ngành sơn và xây dựng từng tổ chức mời các chuyên gia về sơn của nước ngoài giảng dạy các khóa học cho thợ sơn .

Thấy được nhu cầu trên, HAWA đã phối hợp cùng với Kelly-Moore Việt Nam tổ chức lớp Sơn Mỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề, phát huy tính chuyên nghiệp cho người thợ thi công để mang lại những sản phẩm có chất lượng, tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý cho các doanh nghiệp.  

THÔNG TIN KHÓA HỌC

Thời gian:

– Khai giảng: 25/5/2018

– Lịch học: thứ 6, thứ 7 từ 8:30 – 16:30. Thời lượng: 4 ngày. Kết thúc ngày 2/6/2018

Địa điểm: Trụ sở HAWA – 185 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM

Học phí: 5.800.000/ học viên. Ưu đãi dành cho hội viên của HAWA: 4.600.000/ học viên

Bao gồm chi phí: Giảng viên, tài liệu, thực hành bằng bộ công cụ dụng cụ sơn chuyên nghiệp; vật liệu sơn mỹ thuật và các vật liệu khác để thực hành kỹ thuật sơn mẫu tại lớp. Mẫu thực hành sẽ thuộc về các học viên.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Kiến thức cơ bản:

–    Hiểu biết về công năng của các loại sơn mỹ thuật.

–    Am tường vật liệu.

–    Thành thạo các dụng cụ thi công Sơn Mỹ Thuật.

–    Hiểu biết tổng quát về màu sắc, sự hài hòa, các thuật ngữ về màu sắc.

–    Thực hành các mẫu sơn Mỹ thuật với kỹ thuật (Faux Finishing) nhằm tạo các hiệu ứng: Tơ lụa (Linen), Vải bố (Denim); Tạo gân (Frottage), Tạo mờ ảo (Color Washing/Sponging),…

Kiến thức nâng cao:

–    Hiểu rõ công năng đặc biệt về sơn Mỹ Thuật như hiệu ứng kim loại (Metal Effects), tại da/đá (Venetian Plasters).

–    Thực hành thao tác với những dụng cụ đặc biệt để tạo hiệu ứng như cọ long chồn, bay nhật, dụng cụ tạo vân gỗ.

–    Thực hành các mẫu sơn Mỹ thuật với kỹ thuật cao tạo các hiệu ứng: Betong, đá, da, sắt rỉ sét, đồng lên ten…

Đặc biệt: Trong khóa học sẽ có chương trình giao lưu với các Kiến trúc sư, nhà thiết kế, chủ đầu tư …

5. Đối tượng học viên

–    Nhà thiết kế, người đam mê mỹ thuật

–    Thợ cả, người lành nghề trong các công ty nội thất, đồ gỗ

–    Nghệ nhân muốn kiến tạo các mảng tường sơn Mỹ Thuật

–    Thợ Sơn, có hoa tay – tinh nghịch – thích sáng tạo và kiến tạo

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Thông tin liên hệ:

VP HAWA: Mr. Hoàng Tân –  0938 648 649

Kelly Moore: Ms. Thủy – 0906 312 286

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác