ACACIA: Nhân tố đổi mới ngành gỗ Việt

Các chuyên gia trong nước lẫn quốc tế đều đánh giá cao tiềm năng của gỗ keo tràm (Acacia). Nguồn nguyên liệu bản địa, hợp pháp này hoàn toàn có khả năng tạo nên những bứt phá cần thiết, tạo lực đẩy cho công nghiệp nội thất Việt Nam.

 

Con số thống kê chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022 cho thấy hiện Việt Nam có tổng gần 14,7 triệu ha rừng. Theo chức năng, diện tích này được chia thành rừng phòng hộ (4,65 triệu ha, 31,8% trong tổng diện tích); rừng đặc dụng (2,16 triệu ha, 14,8%) và rừng sản xuất (7,8 triệu ha, 53,4%). Rừng sản xuất, chiếm phần lớn nhất trong bức tranh chung, là nơi cung ứng gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc (2,42 triệu ha); Bắc Trung bộ (1,66 triệu ha) và Tây Nguyên (1,53 triệu ha).

Tương lai ở rừng trồng

Bà Lương Kim Anh, cán bộ nghiên cứu Forest Trends cho biết, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý rừng trồng chưa cao nên chưa thống kê hết được diện tích rừng trồng trên cả nước. Thực tế, các con số từ diện tích đến sản lượng đề có thể cao hơn thống kê rất nhiều.

Theo vị trí địa lý, Đông và Tây Bắc bộ đang sở hữu hơn 70% diện tích rừng trồng Việt Nam. Tập trung ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Yên Bái, Quảng Nam… Phần lớn, diện tích này do ban quản lý rừng quản lý. Sau là hộ gia đình, góp thêm nguồn cung manh mún, nhỏ lẻ.

Rừng trồng tại Việt Nam chủ yếu là cây keo, cao su, thông, tràm, đước, điều, bạch đàn… trong đó, keo phổ biến nhất, với lượng gỗ khai thác có thể lên đến 20 triệu m3/năm. May mắn, các địa phương trồng nhiều keo như Thái Nguyên, Bình Định, Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh… có vị trí gần nhau. Theo đánh giá từ Forest Trends, lợi thế này giúp ngành hình thành được các cụm cung ứng nguyên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) chế biến tiếp cận thuận lợi hơn rất nhiều.

Với tính ứng dụng cao, sản phẩm làm từ gỗ keo tràm hiện đang khá phong phú và triệt để, từ sản xuất nội thất đến làm ván lạng, gỗ dán, dăm gỗ, viên nén… Thời gian qua, nhiều DN sản xuất nội thất, từ khối FDI lẫn khối DN nội đều đã dùng keo tràm làm nội thất xuất khẩu và được người dùng thế giới đón nhận. “Tương lai sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ keo tràm sẽ tăng, cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Tiềm năng phát triển nguyên liệu bản địa này là rất lớn”, ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nhận định.

Mở rộng như thế nào?

Ông Đoàn Ngọc Giao, chuyên viên cao cấp Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, cây keo vào Việt Nam từ những năm 1970. Hai mươi năm trở lại đây, việc trồng keo phát triển mạnh, lên đến hơn 2,7 triệu ha, chiếm hơn 70% diện tích rừng trồng. Đánh giá đây là loài cây bản địa giàu tiềm năng, Nhà nước cũng đã có những chiến lược phát triển tương ứng. Như việc chọn được hơn 100 giống từ 3 loài keo nổi bật, thích hợp với thổ nhưỡng. Kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn cũng xác định trọng tâm là trồng keo. Ngoài ra, còn hỗ trợ tín dụng, tài chính, tư vấn lẫn vật tư cho người trồng keo, DN trồng rừng lẫn DN khai thác…

Theo ông Giao, chiến lược phát triển nguyên liệu gỗ bản địa của ngành sẽ tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ, nghiên cứu chọn giống cây trồng, duy trì 500.000 ha rừng trồng gỗ lớn và mục tiêu 2030 là có thêm 500.000 ha rừng trồng keo gỗ lớn. Ông Giao cho biết: “Bên cạnh tập trung quan tâm kỹ thuật, quy hoạch vùng trồng gỗ lớn, Tổng cục sẽ triển khai đánh giá tác động chuyển hóa mục tiêu trồng rừng từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Chính sách sẽ tạo điều kiện hình thành các liên kết giữa các hộ dân, hợp tác xã… để khắc phục nhược điểm là diện tích trồng manh mún, chia nhỏ như hiện nay”.

Song song với mục tiêu mở rộng, ông Trần Quang Bảo cho rằng nâng cao chất lượng gỗ, thời gian trồng sẽ tạo ra sinh khối nhiều, trực tiếp mang đến lợi ích cho lâm dân. “Phát triển rừng trồng gỗ lớn nhưng phải có chứng chỉ quốc tế, bền vững theo quy chuẩn thế giới”, ông Bảo khẳng định.

Hiện, ngành nông nghiệp đã cấp chứng chỉ cho 460.000 ha rừng rồng trong nước, hướng tới mục tiêu Việt Nam sở hữu 1 triệu ha rừng trồng có chứng chỉ. Chính sách đang hướng tới hỗ trợ việc tăng chứng chỉ rừng bền vững. Nhưng, theo ông Bảo, thách thức hoàn toàn không nhỏ. Khác với mô hình hợp tác xã, việc cấp chứng chỉ cho các diện tích trồng nhỏ lẻ nhiều khó khăn. Chi phí khảo sát cấp chứng chỉ cao, thủ tục phức tạp. Ông Bảo nói: “Cách tốt nhất hiện nay là đẩy mạnh năng lực của các đơn vị quản lý rừng. Từ năm 2019, Việt Nam đã thành lập văn phòng chứng chỉ rừng, được quốc tế công nhận”.

Minh Trân

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...