Báo cáo mới: Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp Phát triển bền vững.

Báo cáo là sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định). Báo cáo phác họa một số nét cơ bản trong bức tranh tổng thể về ngành cao su, từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, bao gồm cả gỗ cao su, khai thác từ các vườn cây cao su thanh lý, cả từ nguồn cao su đại điền (của các công ty) và tiểu điền (từ các hộ gia đình). Báo cáo phản ảnh một số khía cạnh chính sau:

  • Ngành cao su là ngành trọng tâm xuất khẩu. Ba nhóm mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm cao su thiên nhiên (mủ cao su), sản phẩm cao su (cao su thiên nhiên chế biến sâu) và gỗ và SPG được làm từ gỗ cao su. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 nhóm mặt hàng này của ngành đạt trên 6 tỷ USD/năm, trong đó nhóm kim ngạch từ nhóm mặt hàng Gỗ và SPG đạt trên 1,7 tỷ USD. Các mặt hàng XK của ngành chủ yếu là các mặt hàng thô.
  • Diện tích cao su hiện nay gần 1 triệu ha, trong đó 67% diện tích đang trong giai đoạn cho thu hoạch mủ (phần còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản /chưa cho mủ).
  • Hầu hết diện tích cao su hiện nay thuộc về doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là các công ty thuộc Tập đoàn) và hộ gia đình (trên 264.000 hộ)
  • Trong khâu chế biến thô, chủ yếu là các DN nhà nước, tư nhân tham gia. Trong khâu chế biến sâu, chủ yếu DN tư nhân và FDI tham gia.
  • Bình quân, mỗi năm 44.5 triệu m3 cao su được cung ra thị trường, chủ yếu từ các vườn cây thanh lý của các công ty (Đại điền). Trong tương lai, cung gỗ cao su giảm, bởi diện tích các vườn cây đến tuổi thanh lý giảm. Lượng cung gỗ từ các hộ tiểu điền trong tương lai sẽ lớn hơn lượng cung gỗ từ đại điền.
  • Ngành cao su trong bối cảnh hội nhập đang đối mặt với rủi ro, chủ yếu là rủi ro về tính hợp pháp của nguồn cung nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung, bao gồm cả nguồn cung nguyên liệu cao su thiên nhiên từ nhập khẩu (chủ từ các dự án đầu tư trồng cao su của Việt Nam ở Campuchia và Lào).
  • Cuộc chiến Mỹ Trung đã và đang có tác động đến ngành cao su, cả ở góc độ tích cực và tiêu cực. Cần có những đánh giá chi tiết về tác động này.

Ngành cao su hiện còn có một số tồn tại, cản trở sự phát triển bền vững của ngành, bao gồm cả những tồn tại liên quan đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm, tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

doc-hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-go-dan-viet-nam

[THÔNG BÁO KHẨN] DOC Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí từ Việt Nam. Trước khi phát hành bảng câu hỏi điều tra, DOC yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi nhằm […]

...
Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến abc

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...