,

[Báo cáo ngành] Xuất nhập khẩu ngành gỗ năm 2023 và xu hướng năm 2024

Trong năm 2023, tác động của sự suy giảm kinh tế tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ Việt, cuộc chiến Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt tại EU, và một số yếu tố vĩ mô khác  khiến cho cầu tiêu dùng đồ gỗ giảm mạnh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đã giảm 15,9% so với 2022, chỉ đạt 13,18 tỷ USD.

Báo cáo Xuất nhập khẩu ngành gỗ năm 2023 và xu hướng năm 2024  được chia sẻ tịa Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản Quý I năm 2024. Báo cao cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2023 và đưa ra một số dự báo về xu hướng xuất khẩu các mặt hàng chính của ngành gỗ Việt trong năm 2024.

Tình hình xuất khẩu năm 2023

Trong năm 2023, tác động của sự suy giảm kinh tế tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ Việt, cuộc chiến Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt tại EU, và một số yếu tố vĩ mô khác  khiến cho cầu tiêu dùng đồ gỗ giảm mạnh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đã giảm 15,9% so với 2022, chỉ đạt 13,18 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu chính

Kim ngạch XK của Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chính trong năm 2023 như sau:

  • Mỹ: Kim ngạch XK đạt trên 7,1 t USD, giảm 16,3% so với năm 2022, chiếm 53,9% tổng giá trị XK của cả ngành sang tất cả các thị trường.
  • Trung Quốc: trên 1,73 t USD, giảm 20,4% so với năm 2022, chiếm 13,1% tổng kim ngạch XK.
  • Nhật Bản: trên 1,65 t USD, giảm 12,5% so với năm 2022, chiếm 12,6% tổng giá trị XK cả ngành.
  • Hàn Quốc: 796,8 triệu USD, giảm 21,3% so với năm 2022, chiếm 6% tổng kim ngạch XK.
  • EU: 455,51 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2022, chiếm 3,5% tổng kim ngạch XK.
  • Canada: 202,85 triệu USD, giảm 12,9% so với năm 2022, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.
  • Anh (UK): 190,82 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2022, chiếm 1,4% tổng kim ngạch XK.

Các mặt hàng xuất khẩu chính

Các mặt hàng có giá trị kim ngạch XK lớn trong năm 2023 bao gồm:

  • Đồ gỗ (HS 9403): trên 5,29 tỷ USD, giảm 22,5% so với năm 2022, chiếm 40,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng G&SPG.
  • Ghế ngồi (HS 9401): trên 2,83 tỷ USD, giảm 5,1% so với năm 2022, chiếm 21,5% tổng kim ngạch XK G&SPG.
  • Dăm gỗ (HS 4401.22): trên 2,21 tỷ USD, giảm 20,4% so với năm 2022, chiếm 16,8% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG. Lượng xuất năm 2023 đạt trên 14,41 triệu tấn, giảm 8,8% so với năm 2022.
  • Gỗ dán, gỗ ghép: 888,88 triệu USD, giảm 14,3% so với năm 2022, chiếm 6,7% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Lượng xuất trên 2,77 triệu m3, tăng 1,2% so với năm 2022.
  • Viên nén: 679,59 triệu USD, giảm 13,7% so với năm 2022, chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Lượng xuất khẩu đạt 4,67 triệu tấn, giảm 4,3% so với 2022.
  • Ván bóc: 219,92 triệu USD, tăng 25% so với năm 2022, chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Lượng xuất đạt gần 1,12 triệu m3,tăng 5,5% so với năm 2022.

Tình hình nhập khẩu năm 2023

Trong năm 2023, kim ngạch NK G&SPG của Việt Nam đạt gần 2,19 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm 2022. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao chủ yếu thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (HS4403, 4407).

Các thị trường nhập khẩu chính

  • Trung Quốc: Kim ngạch NK từ thị trường này đạt 760,2 triệu USD, giảm 16,7% so với năm 2022.
  • Mỹ: 238,05 triệu USD, giảm 31% so với năm 2022.
  • Ca-mơ-run: 176,59 triệu USD, giảm 32,2% so với năm 2022.
  • Lào: 111,42 triệu USD, giảm 19,7% so với năm 2022.
  • Thái Lan: 105,39 triệu USD, giảm 16,1% so với năm 2022.

Các mặt hàng nhập khẩu chính

  • Gỗ tròn: Lượng nhập đạt trên 1,62 triệu m3, giảm 35,9% so với năm 2022. Giá trị kim ngạch NK đạt 454,52 triệu USD, giảm 39,2% so với năm 2022, chiếm 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SGP từ tất cả các thị trường.
  • Gỗ xẻ: Lượng nhập đạt trên 1,93 triệu m3, giảm 27,7% so với năm 2022. Kim ngạch nhập đạt 748,35 triệu USD, giảm 37,4% so với năm 2022, chiếm 34,1% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SGP từ tất cả các thị trường.
  • Veneer, ván bóc: nhập trên 194,05 nghìn m3, đạt 229,58 triệu USD, giảm 20% về lượng và 23,6% về giá trị so với năm 2022, chiếm 10,5% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SGP từ tất cả các thị trường.
  • Gỗ dán: nhập trên 392,83 nghìn m3, đạt 159,38 triệu USD, tăng 9,7% về lượng nhưng giảm 10% về giá trị so với năm 2022, chiếm 7,3% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG.
  • Ván sợi: nhập trên 527,13 nghìn m3, đạt 146,98 triệu USD, giảm 4,1% về lượng và 14,6% về giá trị so với năm 2022, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG.

Thông tin chi tiết, vui lòng xem tại báo cáo

Nguồn: Gỗ Việt

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác