Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ nội, ngoại thất ở xứ cờ hoa.

Trước khi có thuế quan, Trung Quốc là nước xuất khẩu đồ nội thất nhiều nhất sang Mỹ, chiếm hơn 50% tổng lượng đồ nội thất nhập khẩu.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn

Từ khi mức thuế 10 – 25% đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc được áp dụng vào năm 2018, chi phí nhập khẩu nội thất đã tăng mạnh. Các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ và nhà sản xuất đột nhiên phải đối mặt với chi phí cao hơn cho mọi thứ, từ nguyên liệu thô như ván ép và các bộ phận kim loại cho đến ghế sofa và giường lắp ráp hoàn chỉnh.

Tác động tức thời này buộc các công ty phải đẩy chi phí tăng thêm cho người tiêu dùng hoặc chuyển chuỗi cung ứng của họ sang các quốc gia khác. Một số đã thành công trong việc chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia như: Việt Nam, Malaysia hoặc Mexico, nhưng quá trình chuyển đổi như vậy thường mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, để vận hành hiệu quả. Các công ty nhỏ hơn, không có vốn hay sự linh hoạt về hậu cần, bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Đối với các nhà bán lẻ đồ nội thất, nhất là những công ty hoạt động với biên lợi nhuận mỏng, thuế quan đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Việc đẩy chi phí gia tăng sang cho người tiêu dùng có nguy cơ làm giảm nhu cầu trong một thị trường nhạy cảm về giá. Nhưng nếu chịu chi phí thì có thể xóa sổ lợi nhuận. Nhiều công ty đã chọn cách tiếp cận kết hợp, tăng giá một phần kết hợp với thay đổi nguồn cung chiến lược để giảm thiểu rủi ro về thuế quan.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh nội thất truyền thống đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty thương mại điện tử như Wayfair và Amazon, việc chi phí tăng do thuế quan khiến các nhà bán lẻ truyền thống khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh, nhất là các công ty có chuỗi cung ứng linh hoạt hoặc có thể tận dụng quy mô để đàm phán các điều khoản tốt hơn.

Ảo ảnh cuộc phục hưng cho ngành sản xuất nội thất?

Một trong những mục tiêu dự kiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump là khuyến khích việc đưa sản xuất trở lại nước Mỹ. Nhưng trong ngành công nghiệp nội thất, kết quả lại không đồng đều. Mặc dù sản xuất trong nước có tăng lên một chút, đặc biệt là phân khúc đồ nội thất cao cấp, tùy chỉnh hoặc bọc nệm, nhưng hầu hết hoạt động sản xuất của ngành vẫn ở nước ngoài vì lý do chi phí lao động và cơ sở hạ tầng. Hầu hết đồ nội thất đại trà vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động ở nước ngoài và việc di dời các cơ sở sản xuất trong dài hạn vẫn bị hạn chế bởi kinh tế, chứ không chỉ lý do địa chính trị.

Tại Hội chợ Nội thất đương đại quốc tế 2025 vừa kết thúc hồi giữa tháng 5 tại thành phố New York, các nhà sản xuất quốc tế, cùng với các nhà phân phối của họ và các thương hiệu trong nước cho biết họ đều cảm thấy áp lực, mắc kẹt giữa chi phí tăng và các lựa chọn thu hẹp. Mischa Couvrette, nhà thiết kế chính của Hollis & Morris, một thương hiệu đèn và nội thất có trụ sở tại Toronto (Canada), cho biết thuế quan của Mỹ đã tác động mạnh mẽ và có cảm giác như nó đi kèm với một chiếc búa tạ có lực tác động rất lớn.

Theo Couvrette, việc công ty có trụ sở tại Canada đang “vừa là lợi ích vừa là lời nguyền” vì 80% doanh số bán hàng của họ là từ Mỹ. Nhà thiết kế này cho biết, công ty 11 năm tuổi này tập trung cung ứng cho thị trường Canada, Mexico và chủ yếu là Mỹ, nay lần đầu tiên phải hướng đến châu Âu do tác động của thuế quan, đồng thời cho biết thêm họ đã ra mắt thương hiệu tại Copenhagen (Đan Mạch) trong năm nay.

Một đại diện từ studio thiết kế nội thất và thiết bị chiếu sáng Gaspare Asaro, với toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Italy, cũng cho biết mức thuế 10% mà Mỹ vừa áp đặt và sự tăng giá của đồng euro so với đồng USD đã làm tăng thêm 5% chi phí. “Mức thuế quan cao, công ty không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển những chi phí tăng thêm đó cho khách hàng”, ông cho biết.

Tác động không mong muốn

Các nhà sản xuất đồ nội thất của Mỹ, được cho là người hưởng lợi trong nỗ lực bảo hộ của Trump, lại thấy mức thuế quan đang làm điều ngược lại cho họ. Shant Madjarian, chủ tịch của Juniper Design Group, cho biết chưa có thay đổi chính sách hoặc quyết định nào làm rung chuyển nhiều ngành công nghiệp như vậy, chính sách thuế quan của Trump đã tác động đến hoạt động sản xuất, các dự án và ngành thiết kế. “Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi, cả về chi phí sản xuất lẫn chi phí kinh doanh. Nhưng quan trọng hơn, nó cũng góp thêm vào sự bất định”, Madjarian cho biết.

Casey Baxter, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của công ty sản xuất nội thất và dệt may HBF và HBF Textiles, cũng chia sẻ quan điểm tương tự. “Chúng tôi tự hào là một nhà sản xuất trong nước, nhưng không phải chúng tôi không bị tổn hại. Ngay cả các nhà sản xuất của Mỹ cũng không thể thoát khỏi những gì đang xảy ra ngay bây giờ”.

Hiệp Ca

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...