Bứt phá tư duy, phát huy sáng tạo

Thiết kế – sáng tạo là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn từ doanh nghiệp (DN). Nếu chưa nhận thức được việc cải tiến và gia tăng hàm lượng thiết kế là việc phải làm, DN sẽ  rất khó tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.

Bức tranh tự động hóa, robot và AI

Có dịp quan sát thị trường nội thất ở các nước châu Âu, Mỹ… không khó tìm được nội thất “made in Việt Nam” nhưng để tìm được một thương hiệu nội thất Việt, không phải dưới cái tên IKEA, Ashley, Williams-Sonoma, RH hay Target… sẽ là câu chuyện mò kim đáy biển. Các thương hiệu kể trên mang đến Việt Nam bản thiết kế, giá trị sáng tạo của họ để các DN hiện thực hóa thành sản phẩm hữu hình.

Được xếp trong top 5 các quốc gia xuất khẩu nội thất nhiều nhất thế giới, thế mạnh lớn nhất của ngành là khả năng sản xuất và nhân công rẻ. Chúng ta tự hào vì đôi bàn tay khéo léo của người Việt trong quá trình sản xuất. Các thương hiệu quốc tế đang tận dụng điều đó. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn nữa, thế mạnh ấy chắc chắc không còn. Tự động hóa, robot, AI… sẽ can thiệp sâu và tạo nên thay đổi lớn trong công tác sản xuất. Ngay cả những công đoạn tưởng chừng như phải cần con người tham gia như tháo, lắp bàn ghế, robot đã làm được. Như vậy, trong tương lai, con người chắc chắn sẽ không còn giữ vai trò chính trong các thao tác trong sản xuất… Hàng nội thất giá tốt, sản xuất và đóng gói hàng loạt, chi phí thấp… sẽ lên ngôi. Xu hướng hàng làm thủ công sẽ còn nhưng rất đắt, chủ yếu phục vụ phân khúc cao cấp. Khi không còn thế mạnh cạnh tranh là sản xuất, DN nội thất Việt Nam dựa vào yếu tố nào để giữ được vị thế là một trong các quốc gia hàng đầu xuất khẩu đồ nội thất của thế giới?

Cởi trói cho sáng tạo

Công nghệ ngày càng phát triển giúp các ngành công nghiệp gia tăng năng suất nhưng đồng thời cào bằng giá trị của lao động giữa các quốc gia. Trung Quốc đã tự động hóa sớm hơn và tốt hơn chúng ta rất nhiều. Bất cứ thị trường nào phần nhiều cũng lựa chọn hàng giá rẻ. Trung Quốc có thế mạnh này. Nhờ đó, họ là nhà xuất khẩu đồ nội thất nói riêng và tất cả các mặt hàng khác nói chung hàng đầu thế giới. DN Việt Nam đi sau, nhưng vẫn còn tập trung quá nhiều vào sản xuất vì lợi thế lao động. Rõ ràng, lựa chọn này không mang tính bền vững.

Xu hướng tiêu dùng hiện nay đã rất khác. Khi gen Z nắm vai trò chủ đạo, thị hiếu có tốc độ thay đổi rất nhanh. Mẫu mã phải được thay đổi, cập nhật liên tục. DN không những chạy theo mà còn phải đón đầu sở thích của người tiêu dùng, thậm chí là phải biết tạo xu hướng. Cạnh tranh chủ yếu sẽ tập trung vào khả năng sáng tạo của con người. Đã đến lúc ngành cần xác định sáng tạo là một thế mạnh để cạnh tranh và tập trung xây dựng giá trị này.

Sẽ có ý kiến cho rằng, không dễ để thị trường thế giới chấp nhận thiết kế của Việt Nam. Điều này đúng nhưng đã cũ. Các giá trị sáng tạo của người Việt trẻ đang dần được chấp nhận. Các nhà thiết kế thời trang Việt Nam đang được các ngôi sao hàng đầu thế giới đặt hàng, công nghiệp nội dung số Việt Nam đang từng bước khẳng định mình… Giới trẻ Việt Nam hấp thụ rất nhanh văn hóa của thế giới và dần dần biến hóa nó thành bản sắc riêng. Vấn đề chủ chốt là làm thế nào để có thể khơi gợi cảm hứng và tạo điều kiện cho đội ngũ ấy thử sức.

5 But pha tu duy phat huy sang tao 2
Bứt phá tư duy, phát huy sáng tạo 2

Để làm được điều đó, DN cần phải có tư duy đầu tư cho sáng tạo, xem sáng tạo là một khoản đầu tư nghiêm túc, là “việc phải làm”. Thực tế, cái mới không bao giờ là hoàn hảo. Trong sáng tạo, thiết kế đầu tiên phần lớn là không thành công. Phải qua từng bước chỉnh sửa, sản phẩm dần dần mới thuyết phục được thị trường. Khoảng thời gian từ sản phẩm đầu tiên cho đến khi sản phẩm bám trụ được thị trường ít nhất cũng trải qua vài lần thay đổi. DN phải có đủ kiên nhẫn, phải có can đảm bứt phá những giới hạn, định kiến trong não bộ của mình, mới có thể theo đuổi quá trình sáng tạo.

Tự do là để não được quyền nói lên những điều tưởng chừng như vô lý. Với người Việt, đang đổ mồ hôi tuyệt đối không được tắm nước lạnh để tránh sốc nhiệt nhưng người Phần Lan lại khác. Họ có thói quen xông hơi xong nhảy xuống hồ băng cho khỏe. Tôi đã từng thử cách này của người Bắc Âu mà không hề đổ bệnh như ông bà mình vẫn dặn. Nghĩa là, những quan niệm lâu đời trong não bộ chưa hẳn là đã đúng, nhưng vì bị đóng khung, nên chúng ta vẫn tuân theo như một thói quen. Bứt phá tư duy là đả phá niềm tin của chính mình. Người Việt giỏi nhất là khả năng thích ứng, sáng tạo nhưng lại thiếu can đảm dẫn đầu. Trước áp lực sống còn, chắn chắn, DN sẽ phát huy sáng tạo.

Chiến lược đồng thuận

Sau sáng tạo, ngành cần có một chiến lược quốc gia cho mục tiêu phát triển bền vững. Chiến lược này không trông chờ hoạch định từ phía Nhà nước mà khởi nguồn từ chính các DN. Người Trung Quốc có một công thức chung để phát triển ngành nghề của họ: Bắt tay nhau cùng làm, cùng bảo vệ quyền lợi, cùng chia sẻ thị trường. Trong đó, các thương đoàn, hiệp hội đóng vai trò tạo kết nối để DN ngồi lại với nhau, hòa giải các tranh chấp, cho DN thấy được quyền lợi chung. Vai trò của những người đứng đầu thương đoàn, hiệp hội được xem trọng nên tiếng nói của họ có giá trị lớn trong việc hóa giải các tranh chấp, tạo nên nề nếp và tinh thần cùng nhau vì sự phát triển chung.

Xét trên căn tính, người Việt có khả năng thích nghi cao nhưng mỗi người, mỗi DN lại có một cách thích nghi khác nhau nên thường không đồng quan điểm, khó “kết bè làm thuyền”. Nhưng, sự đồng thuận thường bắt đầu từ số nhỏ. Do vậy, vai trò của hiệp hội là phải xóa bỏ căn tính này từng bước thiết lập nên những nhóm DN đồng thuận, cùng xây dựng mô hình, cùng nhau phát triển. Chỉ cần có được 10% thành viên cùng làm có hiệu quả sẽ tạo được sự chú ý và kéo cả cộng đồng cùng làm theo. Thành công của những nhóm nhỏ đến thời điểm nhất định sẽ cộng hưởng và bùng nổ.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia lân cận ngày càng rõ ràng. Ngành nội thất Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển hơn ba thập kỷ qua, trở thành một trong những ngành đóng góp chủ lực cho xuất khẩu, nhưng hành trình phát triển của ngành là tự phát, thiếu bài bản, thiếu chiến lược tổng thể. Trong bối cảnh này, một chiến lược đồng thuận, gia tăng giá trị sáng tạo trên nền của thế mạnh sản xuất hiện có hoàn toàn có thể trở thành chìa khóa để Việt Nam nói chung và ngành nội thất nói riêng bứt phá.

Giáo sư Trương Nguyện Thành
K.L ghi

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...