CANFER trở thành “giấy thông hành”, buộc các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người bán sản phẩm gỗ nhân tạo tại thị trường Canada khắt khe hơn nữa với chỉ số về phát thải Formaldehyde trên đồ nội thất.
Gỗ nhân tạo từ lâu đã chiêm vai trò quan trọng với thị trường Canada nói riêng và thế giới nói chung. Năm 2017, chỉ riêng các sản phẩm làm từ gỗ nhân tạo, Canada đã nhập khẩu trị giá 3,5 tỷ USD (chủ yếu từ Mỹ và Trung Quốc) và xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến với trị giá 17,4 USD. Tuy nhiên, với quy định về hàm lượng Formaldehyde mới, sản phẩm làm từ gỗ nhân tạo sẽ đối mặt với hạn chế ở thị trường này.
Bảo vệ sức khỏe người dùng
CANFER (phát thải Formaldehyde từ các quy định về sản phẩm gỗ composite) là chứng chỉ mới áp dụng tại Canada từ tháng 2/2023, áp dụng cho các sản phẩm gỗ composite có chứa formaldehyde, bao gồm các tấm gỗ composite, các sản phẩm gỗ dán nhiều lớp, các bộ phận cấu thành và thành phẩm làm từ gỗ dán như đồ nội thất. Theo Global Wood, quy định này trực tiếp nhắm vào hàm lượng Formaldehyde, hóa chất có mặt trong keo dán được sử dụng để tạo ra các sản phẩm gỗ tổng hợp. Bao gồm: ván ép gỗ cứng (HWPW), ván ép chịu lửa mật độ trung bình (MDF), MDF mỏng, ván dăm và các sản phẩm nhiều lớp (không áp dụng cho HWPW có lõi làm bằng bìa cứng hoặc gỗ xẻ).
Trong quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng, các sản phẩm gỗ composite có thể thải ra formaldehyde, góp phần làm tăng nồng độ formaldehyde trong nhà. Theo Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada (ECCC), quá nhiều formaldehyde có thể gây hại cho sức khỏe con người, từ phản ứng cấp tính đến các triệu chứng hô hấp mãn tính, dị ứng… Theo ECCC, CANFER có hai mục tiêu chính: giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe của người dùng do tiếp xúc với formaldehyde. Đồng thời, nâng cao, điều chỉnh các yêu cầu của Canada đối với các sản phẩm gỗ composite, tương đồng với yêu cầu tương tự ở Mỹ, nhằm bình đẳng trên thị trường nội thất liên thông giữa các doanh nghiệp (DN) Canada, Mỹ và thế giới.
Không mới, nhưng gắt
Trước CANFER, hầu như không có giới hạn chính thức nào về lượng formaldehyde có thể được sử dụng trong các sản phẩm gỗ composite tại thị trường Canada. Trong khi từ năm 2010, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã yêu cầu các sản phẩm gỗ composite được bán hoặc nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải được quy định trong Đạo luật Kiểm soát chất độc hại (chứng chỉ EPA TSCA Title VI).
Để đảm bảo các tấm gỗ composite không thải ra formaldehyde vượt quá giới hạn quỵ định, các nhà sản xuất các sản phẩm này phải đảm bảo sản phẩm của họ phải được kiểm nghiệm thường xuyên, theo các phương pháp và tần suất thử nghiệm cụ thể của CANFER, thực hiện bốn lần mỗi năm, song song với thử ngltiệm kiểm soát chất lượng (QC). Các xét nghiệm phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm được công nhận (đáp ứng các yêu cầu cụ thể được nêu trong sCANFER.
Các nhà nhập khẩu và người bán lại các sản phẩm do nước ngoài sản xuất cũng cần đảm bảo rằng nhà sản xuất nước ngoài đã tiến hành thử nghiệm phù hợp, đồng thời thu thập và lưu giữ tài liệu, bao gồm kết quả thử nghiệm và chứng nhận của bên thứ ba, để làm bằng chứng cho việc thử nghiệm.
Các sản phẩm vượt quá (giới hạn phát thải formaltlehyde phải được cách ly và tiêu hủy hoặc xử lý, hoặc xử lý và kiểm tra lại cho đến đạt yêu cầu. CANFER không yêu cầu báo cáo hàng năm, tuy nhiên, tất cả các nhà sản xuất nhà nhập khẩu và người bán sản phẩm gỗ composite ở Canada phải gửi báo cáo tự nhận dạng một lần cho ECCC trước ngày/ 8/3/2023. Thông tin này phải được cập nhật khi có thay đổi từ tráo cáo ban đầu.
Thách thức tiềm ẩn
Chứng chỉ CANFER áp dụng cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người bán sản phẩm gỗ composite cuối chuỗi. Mặc dù gánh nặng pháp lý từ CANFER phần lớn do các nhà sản xuất chịu để thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm, nhưng các DN tham gia trong chuỗi cung ứng và các nhà bán lẻ phải nhận thức được nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ. Đặc biệt, CANFER không miễn trừ đối với đồ cổ và đồ nội thất cũ.
Là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 trên thế giới, Canada luôn có nhu cầu tiêu thụ nội thất ở mức cao. Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Canada, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này trong năm 2022 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2021. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Canada, với tỷ trọng chiếm 15,3% tổng trị giá nhập khẩu trong năm đạt 411,9 triệu USD. Tuy Chính phủ Canada đồng ý các sản phẩm đã được chứng nhận về lượng khí thải formnldehyde theo chứng chỉ EPA TSCA Title VI của Mỹ đáp ứng các yêu cầu của CANFER nhưng DN nội thất vẫn rất cần lưu ý. Bởi chứng chỉ này vẫn có thể là một rào cản mới, tạo thêm gánh nặng cả về tài chính và hành chính trong việc tuân thủ các yêu cầu cho nhà sản xuất. Do đó, các DN cần phải tìm hiểu kỹ và thực hiện các yêu cầu, quy định theo chứng chỉ CANFER.
HẢI PHONG