,

CBAM đã rất gần

Trọng tâm của “gói khí hậu” do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất, còn được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), hay ngắn gọn hơn là “thuế carbon châu Âu” sẽ tạo điều kiện cho Liên hiệp châu Âu (EU) mở rộng các tiêu chuẩn môi trường đối với các công ty xuất khẩu vào EU, được áp dụng từ ngày 1/10/2023. 

 

Nhập khẩu vào châu Âu chiếm 20% lượng khí thải nhà kính của EU. Nhằm hạn chế điều này, EC đã đề xuất CBAM. Theo trang thông tin Toute l’Europe, ngày 18/12/2022, các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) đã đạt thỏa thuận về ba văn bản chính: Cải cách thị trường carbon châu Âu, Quỹ Khí hậu xã hội và thiết lập “thuế carbon”. Tiếp theo đó, CBAM đã được MEP xác nhận trong phiên họp toàn thể ngày 18/4, được Hội đồng châu Âu chấp thuận ngày 25/4/2023.

Cách vận hành CBAM

Cơ chế này sẽ giúp áp dụng các chi phí bổ sung theo lượng khí thải carbon của những công ty ở các nước thứ ba. Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ EU vốn không phải chịu giá carbon (hoặc giá thấp) sau này sẽ phải chịu thêm chi phí khi vào thị trường châu Âu. Các công ty xuất khẩu sau đó sẽ được khuyến khích chuyển sang dạng công nghệ ít phát thải hơn, hạn chế sự cân bằng bên ngoài của EU và khuyến khích các nước thứ ba cũng tăng cường chính sách môi trường của họ. Các chi phí bổ sung do CBAM cung cấp được mô phỏng theo giá của hệ thống giao dịch phát thải carbon (ETS), hiện chỉ liên quan đến những công ty được thành lập ở châu Âu. Trên thực tế, EU đã thiết lập một thị trường carbon, nơi phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các công ty. Nếu vượt quá hạn ngạch này, họ phải trả thêm chi phí với số tiền do thị trường xác định (khoảng 87 euro cho mỗi tấn CO2 vào tháng 12/2022).

Khi CBAM được áp dụng, các nhà nhập khẩu từ các nước thứ ba sẽ phải mua giấy chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền quốc gia, hạn mục giá của chúng sẽ được lập theo giá của CO2 trên thị trường carbon châu Âu. Số lượng các chứng chỉ này tùy thuộc vào từng công ty về lượng khí thải CO2 khi sản xuất hàng hóa liên quan. Để giải thích cho những phát thải này, văn bản quy định dữ liệu được truyền từ các nhà xuất khẩu từ nước thứ ba tới những nhà nhập khẩu châu Âu. Nếu không, các nhà nhập khẩu sẽ có thể áp dụng các giá trị mặc định cho những lĩnh vực liên quan – trước khi xác định con số chính xác hơn thông qua thủ tục kiểm tra chéo. Việc thực hiện dần cơ chế này phải bắt đầu từ ngày 1/10/2023.

Hợp lý hơn trong phát thải carbon

Hiện các công ty châu Âu phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn của EU, lại đang cạnh tranh với các công ty nước ngoài vốn không phải lúc nào cũng trả giá cho lượng khí thải nhà kính mà họ tạo ra. Nên CBAM sẽ khiến các nhà nhập khẩu phải trả thêm chi phí cho sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro khi vào biên giới châu Âu và điều này sẽ được thực hiện dần đến năm 2034.

Từ lâu, để giảm lượng khí thải carbon, EU hiện chủ yếu hành động trên lãnh thổ của mình. Nhưng đó không phải là tất cả về lượng khí thải nhà kính của một thị trường đơn lẻ. Trong tự do thương mại, EU phụ thuộc vào một nền kinh tế toàn cầu hóa với hơn 3.000 tỷ euro nhập khẩu vào năm 2022, tương đương với GDP của Tây Ban Nha và Ý cộng lại.

Tỷ lệ 20% khí thải carbon do nhập khẩu vẫn tăng lên hằng năm theo như báo cáo sáng kiến của Yannick Jadot, nhà môi trường học kiêm MEP, vào năm 2021. Mặt khác, đối mặt với các quy định về môi trường ngày càng tham vọng, các công ty đa quốc gia thuộc lục địa già có thể bị cám dỗ chuyển các hoạt động của họ sang gây ô nhiễm “tự do” ở nơi khác. Đây chính xác là những gì mà EU muốn tránh. MEP Jadot giải thích: “Chúng tôi vừa muốn khử carbon cho công nghiệp châu Âu vừa bảo vệ kết cấu công nghiệp của chúng ta”. Do đó, CBAM nhằm mục đích hạn chế rò rỉ khí thải carbon từ nhập khẩu. Ý tưởng về CBAM không phải là mới. Nó được EU đệ trình vào năm 1991, một năm trước Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro (Brazil). Mặc dù triển vọng này đã bị nhiều quốc gia thành viên nhanh chóng bác bỏ vào thời điểm đó, nhưng nó đã trở lại chương trình nghị sự của EC vào cuối năm 2019.

Ví một châu Âu trong lành hơn

Trong giai đoạn chuyển tiếp do cơ quan hành pháp châu Âu quy định, từ ngày này đến cuối năm 2025, các nhà nhập khẩu sẽ chỉ phải khai báo lượng khí thải carbon của sản phẩm nhập khẩu và sẽ chỉ bắt đầu trả những khoản tiền này từ năm 2026. Khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp năm 2026, cơ quan điều hành châu Âu sẽ có nhiều quan điểm hơn về hoạt động của hệ thống, sau đó sẽ có thể mở rộng nó sang các hàng hóa khác, chẳng hạn như một số sản phẩm hóa chất. Tất cả quy định của thuế carbon này phải được áp dụng đầy đủ vào năm 2034.

Pieces of jigsaw puzzle on a wooden board with a CO2 symbol written on them.

Mở rộng cho công ty các nước thứ ba, ETS cũng phải được cải tổ. Cho đến nay, hạn ngạch phát thải carbon được cấp miễn phí cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực chịu áp lực do tình hình kinh tế và cạnh tranh, và đôi khi với tỷ lệ lớn. Hạn ngạch mà Tòa án Kiểm toán Châu Âu cũng đã khuyến nghị nhắm mục tiêu tốt hơn, nhưng mục tiêu chung là giảm nguy cơ rò rỉ carbon. Vì những rò rỉ này hiện có thể tránh được nhờ CBAM, hạn ngạch miễn phí không còn lý do để tồn tại. Ngoài ra, sự bảo vệ kép đối với các ngành công nghiệp của EU, được cung cấp bởi sự kết hợp giữa hạn  ngạch miễn phí cho các công ty châu Âu và thuế carbon đối với các công ty nước ngoài, sẽ trái với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là lý do tại sao việc giảm các hạn ngạch tự do này trên thị trường châu Âu được lên kế hoạch từ năm 2026, cho đến khi chúng biến mất vào năm 2034. Ví dụ, mức giảm sẽ đạt -48,5% vào năm 2030.

Trúc Lâm

 

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác