Chủ động nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ

Sở hữu hai thế mạnh là tay nghề lao động cao và nguồn nguyên liệu bản địa dồi dào, doanh nghiệp (DN) thủ công mỹ nghệ (TCMN) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của ngành nội thất. Cùng ngồi lại để có thể hiệp lực và có thêm giải pháp là cách mà các thành viên Ban chấp hành (BCH) HAWA triển khai để có thể khai phá và phát huy thế mạnh của khối DN này.

Với những đặc thù về thổ nhưỡng, địa lý, Việt Nam là quốc gia đang sở hữu nguồn nguyên liệu sản xuất các mặt hàng TCMN rất phong phú. Tiềm năng phát triển của ngành cực kỳ lớn”, ông Lai Trí Mộc – Ủy viên BCH HAWA nhận xét như thế tại buổi nói chuyện chuyên đề “Nguồn nguyên liệu tiềm năng cho ngành TCMN Việt Nam”, do HAWA tổ chức sáng ngày 8/11.

Những khoảng trống bất định

Theo phân tích của ông Mộc, những ứng dụng của ngành về mặt nguyên liệu hiện nay khá đa dạng với lục bình, cói, mây… Trước xu hướng tiêu dùng bền vững, hướng đến những giá trị tự nhiên, sản phẩm làm ra từ các nguyên liệu này ngày càng được đón nhận. Tuy nhiên, gắn liền với cơ hội lại là thách thức. Những năm gần đây, nguyên liệu dành cho TCMN đều thiếu ổn định. Trước sự tranh mua của thương lái Trung Quốc, giá nguyên liệu lục bình miền Tây liên tục biến động. Cói ở Nga Sơn – Thanh Hóa và Vĩnh Long có sản lượng ổn định nhưng chất lượng đang giảm và giá thành khó cạnh tranh vì khai thác thủ công. Trữ lượng mây rừng tự nhiên đã giảm rất nhiều. Các dự án lớn để trồng mây lại không hiệu quả. “Với đà này, trong tương lai, khả năng cạnh tranh của DN trong ngành sẽ ngày càng khó”, ông nhận xét.

Hướng đến xây dựng các giải pháp thay thế, nhiều DN TCMN đã mạnh dạn nghiên cứu, thử nghiệm nhiều nguyên liệu mới. Ví dụ, thân chuối của giống chuối đặc thù, có sợi dai, phổ biến ở khu vực đồi núi khu vực Khánh Hòa hoặc thủy trúc, loại cây kiểng mọc phổ biến ở các tỉnh Nam bộ. Hiện, thủy trúc được trồng theo những cánh rừng, bờ mương, hàng rào nhà… có thể sống ở các vùng khác nhau, không cần chăm sóc mà lại có thân chắc, đẹp với giá thành rẻ hơn cói. Theo ông Mộc, những nguyên liệu trên nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa thực sự được nghiên cứu ứng dụng bài bản, cần thêm thời gian để đi vào thực tiễn sản xuất.

Mở đường cho chuỗi cung ứng bền vững

Ông Trần Lam Sơn – Ủy viên BCH HAWA đánh giá, sự bất định trong nguồn cung nguyên liệu cho TCMN chỉ có thể giải quyết được khi có sự phối hợp bài bản giữa các nhà khoa học, các DN và một mô hình sản xuất tiến bộ. Bài học thực tiễn từ Vietnam Housewares Corp là một ví dụ.

Kết hợp với các chuyên gia thuộc Đại học Cần Thơ, Vietnam Housewares từng bước đưa cỏ năng tượng vào sản xuất hàng TCMN. Mất 5 năm nghiên cứu ứng dụng, phương pháp xử lý, phương án thu hoạch, phương án sản xuất… đơn vị này đã có thể thuyết phục được được những khách hàng khó tính ở thị trường quốc tế. “Nếu được đầu tư phát triển vùng trồng, giá thành năng tượng sẽ còn xuống thấp hơn, có thể chỉ bằng nửa giá cây lục bình để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm TCMN”, ông Sơn tính toán.

13 Chu dong nguyen lieu cho thu cong my nghe 2
Chủ động nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ 2

Không chỉ giải quyết bài toán nguyên liệu, mô hình sản xuất mà Vietnam Housewares kết hợp triển khai hướng đến bài toán sinh kế cho người dân đồng bằng. Cụ thể, với việc triển khai các tổ dạy đan, tổ chức đào tạo nghề đan cho người lao động, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm… người dân tham gia hợp tác xã có được 3 nguồn thu, từ việc bán nguyên liệu năng tượng, công việc đan sản phẩm và nguồn lợi thủy sản trên vùng trồng của họ. “Hiện sản phẩm năng tượng đã có mặt ở các siêu thị toàn cầu nhưng cơ hội vẫn còn rất lớn cho tất cả các DN TCMN. Ngành càng phát triển thì DN càng có lợi”, ông Mộc nói.

Theo ông Mộc, cũng như xuất khẩu đồ nội thất, mức độ cạnh tranh trong ngành TCMN không hề nhỏ. DN Trung Quốc không có nguyên liệu nhưng lại có khả năng thu mua rất lớn từ Việt Nam. Bangladesh cũng đang phát triển ứng dụng cỏ Vetiver, đan bện sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do vậy, ngành TCMN Việt Nam phải thay đổi, tính toán được khả năng chủ động nguyên liệu. Ông nhấn mạnh: “Để khai thác được tiềm năng cần có sự nỗ lực của DN trong ngành. Thị trường cần sự sáng tạo các giá trị mới trong thiết kế, kết hợp các nguyên liệu với nhau và nhất là phải đáp ứng được các tiêu chí cân bằng môi sinh, phát triển bền vững…”.

Lấy mục tiêu “Tự cường trên chuỗi cung ứng” làm kim chỉ nam, ông Trần Lam Sơn cho biết, HAWA đang nỗ lực cùng DN trong ngành TCMN liên kết để có thể chủ động nguồn nguyên liệu. Nếu có thể phủ xanh năng tượng toàn bộ diện tích 1,8 triệu ha đất nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long thì ngành TCMN đã có kho nguyên liệu rất lớn. Quan trọng hơn, loại cây trồng này còn có thể góp phần cải thiện chất lượng đất, giải bài toán cân bằng môi sinh. Đó là một thông điệp hoàn toàn đủ sức để thuyết phục người mua hàng thế giới.

Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Hồng Quang – Ủy viên BCH HAWA cũng cho rằng, khi đã chủ động được nguồn nguyên liệu, liên kết là cách làm tốt nhất để DN trong ngành cùng phát triển, hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng các mặt hàng TCMN bền vững của Việt Nam. Mỗi DN đều có chuyên môn riêng nên có thể kết hợp cùng nhau để làm nên lợi thế cạnh tranh chung. “Thay vì ‘bao sân’ mọi công đoạn, DN trong ngành có thể chọn đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng. TCMN Việt Nam hướng đến không bán những gì có sẵn mà bán những thứ thế giới cần”, bà Quang nhấn mạnh.

Minh Khuê

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...