Đất mới Nam Phi

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nam Phi trong tháng 5/2024 đạt 360 nghìn USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên tới thị trường này đạt 2,4 triệu USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nam Phi, đồ nội thất là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nội thất bằng gỗ tới quốc gia này đều tăng trưởng tích cực.

Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng nội thất phòng khách và phòng ăn, đạt 756 nghìn USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ, đạt 243 nghìn USD, tăng 7,3%. Đồ nội thất phòng ngủ đạt 224 nghìn USD, tăng 20,7%… Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2024, gỗ, ván và ván sàn xuất khẩu tới thị trường Nam Phi cũng tăng rất mạnh.

Còn nhiều tiềm năng chưa khai phá

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), lượng nhập khẩu đồ nội thất gỗ của Nam Phi trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 24 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Trung Quốc và EU là 2 thị trường cung cấp đồ nội thất gỗ chính cho Nam Phi. Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ tư, nhưng trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 5,7% trong tổng trị giá nhập khẩu. Do đó, tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường Nam Phi vẫn khả quan.

22 Dat moi Nam Phi 2

Quá trình đô thị hóa tại Nam Phi diễn ra nhanh đã góp phần thúc đẩy nhu cầu về đồ nội thất. Quá trình này sẽ dẫn đến việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển bất động sản để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng. Việc xây dựng các dự án nhà ở và khu căn hộ cũng kéo theo nhu cầu về đồ nội thất để trang bị cho những không gian sống mới.

Theo dữ liệu do Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc công bố vào tháng 4/2020, dân số thành thị ở Nam Phi đạt 67% và dự kiến sẽ đạt 80% vào năm 2050. Đáng chú ý, Nam Phi hiện đang là đối tác thương mại và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi.

Nam Phi là nước có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế và là cửa ngõ giao thương của cả đường biển và đường hàng không đi đến các nước miền Nam châu Phi. Một khi hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nam Phi sẽ có cơ hội mở rộng sang 14 nước thành viên Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), trong đó có 5 nước thuộc Liên minh Thuế quan miền Nam châu Phi (SACU).

Nam Phi có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tầm cỡ thế giới với cách quản lý và vận hành như ở châu Âu nên rất năng động trong kinh doanh, dễ dàng hợp tác và nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội.

Thách thức và khó khăn

Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nam Phi, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam còn nhiều thách thức phải vượt qua. Thách thức lớn nhất là hàng Việt Nam phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, vốn có những lợi thế khó phủ nhận là giá rẻ và mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng nhu cầu của gần 50% người tiêu dùng Nam Phi có mức sống thấp. Thứ hai, việc thanh toán tiền hàng hiện vẫn còn là khâu khó khăn và trở ngại đối với giao thương giữa hai nước.

Nhiều doanh nghiệp của cả hai nước chỉ muốn thanh toán trực tiếp, mà không muốn mở L/C – hình thức thanh toán quốc tế phố biến hiện nay. Do vậy, khi ký hợp đồng mua bán với đối tác Nam Phi, nhất là với các đối tác lần đầu thiết lập quan hệ kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam nên gặp gỡ trực tiếp hoặc tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định ký hợp đồng.

Điều quan trọng là phải ký hợp đồng chính thức, có giá trị pháp lý, ngay cả với các đơn hàng giá trị thấp. Doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác cung cấp bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận tài khoản của ngân hàng và giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp để kiểm tra, thẩm định thông tin về đối tác. Nên mở L/C cũng như sử dụng dịch vụ ký thác ngân hàng đối với tiền đặt cọc, thường tương đương với 30% giá trị lô hàng, để đảm bảo việc thanh toán được thuận lợi, cũng như tránh bị mất tiền đặt cọc khi xảy ra tranh chấp.

Hiệp Ca

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...