Du lịch tạo đà tăng trưởng

Sự phục hồi ngoạn mục của du lịch toàn cầu mang đến cơ hội cho nhiều lĩnh vực khác. Công nghiệp nội thất đang đón làn sóng mới của ngành du lịch để bứt phá.

 

Kết thúc năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu ước đạt khoảng 1,3 tỷ lượt, bằng 88% so với trước đại dịch năm 2019. Ước tính, tổng thu từ du lịch quốc tế sơ bộ đạt 1.400 tỷ USD năm 2023.

Cơ hội lớn

Sau kết quả tích cực của năm 2023, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), cơ quan của Liên Hiệp Quốc, nhận định, du lịch quốc tế đang trên đà trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Trong đó, châu Á là khu vực còn dư địa đáng kể để phục hồi.

Sự phục hồi của ngành du lịch đã mở ra bức tranh trái ngược cho ngành nội thất. Trong một báo cáo tường thuật về ngành nội thất ở Mỹ năm 2023, trong khi nội thất gia đình sụt giảm vì người dùng thắt chặt chi tiêu thì mảng kinh doanh nội thất công trình phát triển cực mạnh, nhất là ở các khách sạn, nhà hàng… với tỉ suất tăng trưởng lên đến 1,8 lần so với cùng kỳ năm trước. “Đối chiếu với các dự án nhà hàng, khách sạn mới được xây dựng trong năm qua thì số phòng ở Mỹ tăng hơn 240.000 phòng so với cùng kỳ năm 2022”, ông Hoàng Thăng Long, đại diện Công ty Divani Designs (Hoa Kỳ) chia sẻ.

5 Du lich tao da tang truong 1
Mảng kinh doanh nội thất công trình, khách sạn, nhà hàng… hiện có tỉ suất tăng trưởng lên đến 1,8 lần so với cùng kỳ năm trước

Theo ông Long, cũng là cung ứng nội thất, nhưng mảng nội thất công trình hoàn toàn không, hoặc ít bị lệ thuộc vào sự bấp bênh của nền kinh tế. Nguyên nhân là vì bất chấp tình trạng của nền kinh tế, các công trình đều phải duy trì hoạt động, thậm chí là mở rộng theo tăng trưởng dân số toàn cầu. Tất nhiên, mảng kinh doanh này cũng chịu ảnh hưởng nhưng chỉ chậm lại chứ không đứng yên và sụt giảm như khối nội thất gia đình. Ông Long nhấn mạnh: “Đây là cơ hội đáng kể dành cho các doanh nghiệp (DN) cung ứng đồ nội thất. Vấn đề là làm thế nào để DN nội thất Việt Nam có thể tiếp cận thị trường này”.

Đồng quan điểm, ông Lã Tuấn, Tổng giám đốc OneKey Business Solution cho biết, một cơ hội rất lớn cho ngành nội thất khác là các sự kiện mang tính quốc tế. Ví dụ, vào năm 2026, Mỹ sẽ đăng cai tổ chức World Cup. Các ngành du lịch, lưu trú sẽ phải chuẩn bị nhiều thứ để đón khách từ các nước nên nhu cầu nội thất chắc chắn tăng cao. Việt Nam là quốc gia cung ứng nội thất hàng đầu thế giới, khả năng hưởng lợi từ nhu cầu này là rất lớn.

Đón đầu bằng hàm lượng sáng tạo

“Ngoài các công trình khách sạn hạng sang, nhu cầu cung cấp nội thất trọn gói cho phân khúc 3 sao, 4 sao được làm bằng các vật liệu hiện đại như MDF, Laminat rất lớn”, ông Nguyễn Thanh Phong – Giám đốc thương hiệu nội thất Abella chia sẻ.

Ra mắt tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và nội thất HawaExpo 2024, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/3 tại điểm trưng bày White Palace, Abella gây được ấn tượng mạnh với những nhà mua hàng quốc tế vì mang đến không gian nội thất khác biệt, tập trung vào mảng khách sạn, căn hộ.

Theo ông Phong, với phân khúc này, chủ đầu tư luôn muốn biết được trước chi phí, thời gian cũng như chất lượng sản phẩm ngay từ ban đầu trước khi ký hợp đồng. Đó là lý do Abella mang tới cho khách hàng giải pháp trọn gói về khách sạn. Cụ thể, đội ngũ của Abella đã lên thiết kế sẵn 40 mẫu phòng khách sạn và studio chung cư với thiết kế và diện tích đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn. Từ đó, khách hàng có thể tùy biến theo diện tích, thiết kế công trình để có được không gian như ý.

5 Du lich tao da tang truong 3
Khách hàng trải nghiệm ứng dụng VR, nhìn thấy ý tưởng thiết kế trực quan trên không gian công nghệ

Để khách hàng có được hình dung cụ thể về công trình, Abella ứng dụng VR – công nghệ ảo để khách hàng trải nghiệm ý tưởng của mình trên không gian công nghệ. Sau đó sẽ hoàn thiện thiết kế, thi công, sản xuất và lắp đặt. “Giải pháp này giúp quyết được bài toán về giá thành, kinh phí cũng như đảm bảo thời gian hoàn thiện công trình cho chủ đầu tư”, ông Phong nói.

Là một thương hiệu mới của AA Corporation, Abella sở hữu thế mạnh dựa trên những kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức từ một DN có bề dày hơn 30 năm trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và thi công nội thất cho khách sạn 5 – 6 sao trên toàn thế giới. Theo ông Phong, Abella tập trung hướng tới các thị trường du lịch phân khúc tầm trung đang phát triển như: Ấn Độ, Campuchia, Mozambique, Đông Phi… Với tốc độ phục hồi của thị trường trong nước, ông Phong cho rằng, các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang,… sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng, vì đây là những vùng xa, chưa có trình độ thi công cao, sẽ cần giải pháp thi công nội thất trọn gói.

AA Corporation kỳ vọng trong năm đầu tiên, mỗi tháng, Abella sẽ thi công 200 phòng. Theo tốc độ phát triển của ngành du lịch toàn cầu, từ năm sau đó, số phòng sẽ tăng gấp đôi. “Chúng tôi đã tập hợp và đầu tư nguồn lực thiết kế trẻ, năng động và sáng tạo để có thể bước chân vào phân khúc nhiều tiềm năng này”, ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch AA Corporation tiết lộ.

Lê Thành

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh....
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...