Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc cho thấy một xu hướng rõ ràng: Các quốc gia có khả năng hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất đang có lợi thế lớn. Việc thiết lập hệ thống thương mại toàn cầu không phải tự nhiên mà có. Đó là cả một quá trình gắn kết từ hạ nguồn đến thượng nguồn rất rõ ràng. Các quốc gia vận dụng được lợi thế này đều được hưởng lợi.

Lợi thế của chuỗi cung ứng hoàn thiện

Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc thiết lập các thể chế thương mại và luật chơi để quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001. Trung Quốc đã trở thành một đối trọng của Mỹ cả về thương mại lẫn sức mạnh quốc gia. Đến năm 2024, Trung Quốc chiếm 31,6% sản lượng sản xuất toàn cầu, gấp đôi Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, đến năm 2030, Trung Quốc có thể chiếm khoảng gần một nửa hàng hóa toàn cầu. Họ sở hữu những xưởng sản xuất khổng lồ, đáp ứng hầu hết các mặt hàng với giá cực kỳ cạnh tranh.

Trong khi đó, cơ cấu kinh tế Mỹ dịch chuyển mạnh sang dịch vụ, chiếm 78% GDP và 87% lao động. Các ngành công nghiệp chỉ còn chiếm khoảng 12% GDP và 12% lao động. Điều này giải thích lý do Mỹ nhập siêu lớn. Mặc dù Mỹ làm dịch vụ và chiếm phần giá trị gia tăng cao nhất, việc để sản xuất tuột khỏi tầm tay đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và an ninh kinh tế. Khi các quốc gia khác đủ mạnh, điều này đe dọa đến vị thế độc tôn của Mỹ.

Vì vậy, dưới nhiệm kỳ Trump 2.0, chiến lược America First đã được ban hành, với một trong ba trụ cột chính sách là thuế quan. Tổng thống Donald Trump đã đưa ra các mục tiêu như giảm thâm hụt thương mại, chuyển sản xuất các ngành công nghiệp giá trị cao và việc làm về Mỹ, cũng như bảo vệ chuỗi cung ứng và đảm bảo an ninh quốc gia. Thuế quan được ông sử dụng giống như một “quả cầu phá hủy” để phá vỡ trật tự cũ, thiết lập luật chơi mới và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Việt Nam: Xuất siêu sản phẩm nhưng nhập siêu nguyên phụ liệu

Nhìn vào thực trạng xuất khẩu, chúng ta thấy Việt Nam xuất siêu nhiều các mặt hàng như: Giày dép, gỗ, dệt may, máy vi tính, điện thoại, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là chúng ta đang nhập siêu nguyên phụ liệu rất lớn từ Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và một số khu vực khác để gia công, xuất khẩu sang Mỹ và EU.

Thực trạng này khiến Mỹ đã đặt ra nghi ngờ về tỷ lệ hàng trung chuyển. Câu chuyện bao nhiêu phần trăm là hàng trung chuyển và gian lận xuất xứ sẽ là trọng điểm trong các đàm phán tới đây. Mô hình tăng trưởng dựa trên gia công xuất khẩu này đã bộc lộ rõ sự bất cập, với hàm lượng giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa rất thấp. Việc siết chặt kiểm soát gian lận xuất xứ, đặc biệt là hàng chuyển tải từ nước thứ ba qua Việt Nam, để minh bạch chuỗi giá trị và nguồn gốc xuất xứ là rất cần thiết.

Thuế đối ứng mới, có thể áp dụng mức cao hơn nhiều so với thuế tối huệ quốc (MFN) bình quân 9,4% trước đây, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Nó có thể dẫn đến việc tạm ngưng hoặc chuyển hướng đơn hàng mới từ đối tác.

“Made by Vietnam” để gia tăng giá trị

Trước những thách thức này, DN Việt Nam không thể mãi phụ thuộc vào gia công mà phải hướng tới một mức cao hơn là “Tạo ra bởi Việt Nam – Made by Vietnam”. Chúng ta cần vượt qua áp lực cạnh tranh hiện tại bằng những giải pháp đồng bộ.

Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chương trình “Made by Vietnam”, nhưng chủ yếu dành cho sản phẩm công nghệ thông tin. Điều này là chưa đủ. Chúng ta cần mở rộng ra các ngành hàng khác. DN Việt Nam cần hướng tới việc làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất từ A-Z. Dù đây là một thách thức không nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được với quyết tâm và chính sách hỗ trợ phù hợp. Điều này có nghĩa là phát triển ngành công nghiệp chế tạo thực sự tự chủ, không phụ thuộc vào công nghệ hay nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

Để triển khai hiệu quả chương trình “Made by Vietnam”, chúng ta cần những hành động cụ thể, tránh tình trạng hô hào chung chung. Nhà nước cần lựa chọn những ngành hàng, sản phẩm cụ thể để tập trung phát triển. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho một số DN đầu tàu, có tâm huyết và năng lực để tiên phong triển khai. Chương trình này cần được thúc đẩy thành một chương trình mới của Việt Nam, với TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tàu.

Việc xây dựng mạng lưới cung ứng nội địa và sản xuất chế tạo toàn bộ sản phẩm tại Việt Nam là con đường để chúng ta gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, vượt ra ngoài giá trị gia công hiện có. Điều này đòi hỏi một chính sách đồng bộ và hiệu quả, với sự chủ động của chính quyền và sự tham gia tích cực của các hội ngành hàng.

Bối cảnh thuế quan mới là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng mô hình tăng trưởng dựa vào gia công không còn bền vững. Đã đến lúc chúng ta phải chuyển mình sang mô hình “Made by Vietnam”, làm chủ quy trình sản xuất, gia tăng nội lực và giá trị cho sản phẩm Việt. Đây là thách thức lớn, nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, sự năng động của DN và chính sách hỗ trợ phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội để phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS)

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...