Giảm lãng phí, tối đa hiệu suất

Sản xuất nội thất có tác động đáng kể đến môi trường do sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải. Áp dụng các chiến lược giảm thiểu lãng phí dưới đây không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất mà còn tiết kiệm chi phí.

Việc giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa hiệu suất trong sản xuất nội thất có ý nghĩa quan trọng với môi trường, nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Thiết kế để sản xuất và lắp ráp (DFMA)

DFMA là một tập hợp các nguyên tắc và thực hành được sử dụng nhằm tối ưu hóa thiết kế sản phẩm để dễ sản xuất và lắp ráp. Từ đó dẫn đến giảm số lượng bộ phận của sản phẩm, đơn giản hóa quy trình lắp ráp và giảm thời gian, chi phí sản xuất.

Các nguyên tắc chính của DFMA là:

– Đơn giản hóa thiết kế: Số lượng bộ phận cần thiết có thể được giảm bớt, giúp giảm lãng phí và cải thiện hiệu suất.

– Chuẩn hóa các bộ phận: Giúp giảm số lượng bộ phận riêng biệt cần thiết và đơn giản hóa quy trình sản xuất, lắp ráp.

– Giảm thiểu các bước lắp ráp: Giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất.

– Tối ưu hóa trình tự lắp ráp: Có thể giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để lắp ráp.

– Thiết kế để dễ xử lý: Giúp giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sản xuất và lắp ráp, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí.

26 Giam lang phi toi da hieu suat 2
Giảm lãng phí, tối đa hiệu suất 2

Có rất nhiều ví dụ về thiết kế nội thất kết hợp các nguyên tắc của DFMA, trong đó nổi bật là đồ nội thất đóng gói phẳng: chẳng hạn như các sản phẩm của IKEA, được thiết kế để người dùng cuối có thể dễ dàng lắp ráp bằng cách sử dụng số lượng bộ phận tối thiểu. Các thiết kế được tối ưu hóa để sản xuất, vận chuyển và lắp ráp hiệu quả.

Kế đó là đồ nội thất dạng mô-đun: chẳng hạn như ô văn phòng hoặc kệ, được thiết kế để dễ dàng lắp ráp và tháo rời, cho phép tùy chỉnh và linh hoạt, dễ sửa chữa, thay thế.

Đồ nội thất đa chức năng: chẳng hạn như giường sofa hoặc ghế đôn lưu trữ, được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích, giảm nhu cầu về các đồ nội thất bổ sung. Các thiết kế được tối ưu hóa để dễ lắp ráp và tháo rời, cũng như giảm vật liệu và bộ phận.

Quản lý vật liệu

Quản lý vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chất thải và cải thiện hiệu quả sản xuất nội thất; giảm thiểu lãng phí, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Một khía cạnh quan trọng của quản lý vật liệu là kiểm soát hàng tồn kho. Hệ thống sản xuất tức thời là một kỹ thuật có thể được sử dụng để đảm bảo rằng vật liệu chỉ được đặt hàng và giao khi cần thiết.

Các chương trình giảm thiểu chất thải cũng có thể được triển khai trong hoạt động quản lý vật liệu để giúp xác định các khu vực phát sinh chất thải và thực hiện các bước để giảm thiểu.

Sau đây là một số chiến lược hiệu quả để quản lý vật liệu trong sản xuất đồ nội thất:

– Hệ thống sản xuất tức thời (Just-in-time inventory – JIT) là một hệ thống quản lý hàng tồn kho liên quan đến việc sản xuất và tiếp nhận hàng hóa đúng lúc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ thống này giúp giảm mức tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu trữ và bớt lãng phí liên quan đến hàng tồn kho.

– Hệ thống Kanban: sử dụng tín hiệu trực quan để quản lý luồng vật liệu và sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất giúp giảm mức tồn kho và cải thiện hiệu quả sản xuất.

– Lập kế hoạch nhu cầu vật liệu (Material Requirement Planning – MRP): là hệ thống quản lý hàng tồn kho bằng máy tính, giúp đảm bảo những vật liệu cần thiết sẽ có sẵn cho sản xuất, giúp giảm lãng phí liên quan đến hàng tồn kho và tình trạng thiếu hụt.

Nhiều công ty nội thất đã triển khai thành công các chiến lược quản lý vật liệu. Chẳng hạn như IKEA. Công ty này sử dụng hệ thống sản xuất tức thời để giảm mức tồn kho và giảm thiểu chi phí lưu kho. IKEA cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để tối ưu hóa luồng vật liệu và giảm thiểu chất thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Herman Mille, nhà sản xuất nội thất của Mỹ đã triển khai chương trình giảm chất thải để giảm thiểu lãng phí liên quan đến hàng tồn kho, phế liệu và hoạt động gia công lại. Công ty cũng đã triển khai hệ thống Kanban để quản lý luồng vật liệu và sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Steelcase, một thương hiệu nội thất khác của Mỹ cũng triển khai hệ thống sản xuất tức thời để giảm mức tồn kho và chi phí lưu kho. Công ty cũng sử dụng MRP để đảm bảo có đúng vật liệu khi cần.

Bằng cách áp dụng các hoạt động bền vững kể trên, các công ty sản xuất nội thất có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ngân Hạnh (Nguồn: Deskera)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...