Giới thiệu hội chợ HawaExpo 2024 tại Hội nghị giao ban XTTM với hệ thống thương vụ Việt tháng 07/2023

Giới thiệu hội chợ HawaExpo 2024 tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt tháng 07/2023 chủ đề “Chuyển hướng kết nối, khai thác thị trường đầu ra cho ngành gỗ, dệt may & da giày” được tổ chức chiều nay (31/07). Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì, ùng sự tham gia của ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade), đại diện các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và đại diện các hiệp hội Da giày, túi xách, Dệt May, Gỗ & Lâm Sản.

z4563346815773 a81b5f97314ae6ac28ad41f745baa27c

Phát biểu tại hội nghị, bà Dương Thị Minh Tuệ – Uỷ viên thường vụ HAWA, đại diện BTC hội chợ HawaExpo cũng đã có phần trình bày, nêu bật những điểm mới đặc sắc, quy mô tổ chức lớn chưa từng có và sự bảo trợ, ủng hộ tuyệt đối từ các bộ ngành, các hiệp hội, đối tác trong công tác tổ chức hội chợ. Đây hứa hẹn sẽ là một cơ hội đầy tiềm năng nhằm vực dậy thị trường xuất khẩu ngành gỗ, nội thất trong tương lai gần.

Phản hồi tích cực về hoạt động này, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) cũng có những đánh giá cao về sự nỗ lực của các hiệp hội ngành gỗ, đồng thời có những chỉ đạo cụ thể trong việc thúc đẩy thực hiện các đề án, hoạt động XTTM nhằm quảng bá, đưa đoàn nhà mua hàng quốc tế đến tham dự hội chợ HawaExpo 2024.

 

z4562899027075 77d6d084b17356a901edfc7e0a9dfcd4 1

Bên cạnh đó, ông Ngô Sỹ Hoài – Phó chủ tịch VIFOREST cũng bày tỏ sự trân trọng đối với sự đồng hành, ủng hộ sát sao từ phía Bộ Công thương trong các hoạt động của ngành gỗ nói chung. Đồng thời, đề xuất, kêu gọi sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, hệ thống thương vụ tại các nước cùng tích cực quảng bá thương hiệu, các sản phẩm gỗ Việt hợp pháp, minh bạch nhằm tạo niềm tin cho khách hàng tại các thị trường xuất khẩu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy thương mại, xuất khẩu, đặc biệt một số nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo chủ lực như: dệt may, da giày, đồ gỗ… trước đây luôn duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định.

z4562837877645 e8425e84e32a5cfbee210126b4d22fd4

Tuy vậy, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, giai đoạn vừa qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động và ảnh hưởng sâu đến sự ổn định toàn cầu mà nổi lên trong đó là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga – Ukraine; trong khi đó hậu quả của dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới hệ luỵ làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, tổng cầu thế giới giảm sút; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đặc biệt tại các quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng do đây là những thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực như may mặc, da giày, đồ gỗ…

Ở trong nước, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, chúng ta có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Nước ta là nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập sâu với thế giới, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, dù Việt Nam được đánh giá có lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhờ lợi thế các hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tận dụng được cơ hội này.

Vì vậy, tại Hội nghị giao, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị các đại biểu cùng trao đổi nhìn nhận lại các kết quả chúng ta đã thực hiện trong 7 tháng đầu năm, đúc rút kinh nghiệm, từ đó bàn về giải pháp, các nhiệm vụ chúng ta cần làm và cần nỗ lực để hỗ trợ tốt hơn, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với đó, các địa phương, hiệp hội nêu các ý kiến đề xuất với Bộ Công Thương, với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài về các giải pháp liên quan đến xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về thị trường cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, đồ gỗ…

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 7 đồng thời cũng là hội nghị tháng đầu tiên của quý III với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Sau hội nghị này, với trách nhiệm là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...