Gỗ Nhật tìm đường vào Việt Nam

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Không dừng lại ở đó, người Nhật đang xúc tiến tìm kiếm cơ hội để xâm nhập nhiều hơn thị trường này, nhằm mở ra cơ hội mới trong nguồn cung nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng về “đặc sản” gỗ hinoki và sugi. Để thực hiện mục đích đó, mới đây, đoàn quan chức và doanh nghiệp gỗ tỉnh Ehime (Nhật Bản) đã đến tỉnh Đồng Nai tổ chức “Hội chợ giới thiệu công nghệ nhà gỗ tỉnh Ehime – Nhật Bản” và xúc tiến những bước đi cụ thể để tìm hiểu thị trường Việt Nam.

Nguồn cung phong phú

Ehime là hòn đảo thuộc Shikoku, có khí hậu ấm áp và được bao bọc bởi núi và biển. Ehime vốn nổi tiếng với thành cổ, suối nước nóng Dogo Onsen, các nhà tắm bằng gỗ và nghề trồng cam. Tuy nhiên, sắp tới đây, địa phương này của Nhật Bản sẽ được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam với loại đặc sản trứ danh của vùng đất này: gỗ hinoki và sugi. Ehime là tỉnh có nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ với sản lượng gỗ hinoki đứng thứ 2 Nhật Bản. Điều kiện thổ nhưỡng tại đây đã giúp gỗ hinoki và sugi có độ cứng và độ dẻo vượt trội.

Tại hội thảo giới thiệu gỗ và công nghệ nhà gỗ Nhật Bản trong khuôn khổ hội chợ, Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime cho biết, tỉnh Ehime có diện tích 568.000ha thì 71% là rừng (360.000ha), trong đó rừng trồng là 222.000ha hiện đã vào độ tuổi khai thác, lượng gỗ khai thác và chế biến hằng năm 102.000.000m3. Mỗi năm tăng trưởng 918.000m3 nhưng lượng gỗ khai thác hằng năm mới chỉ đạt một nửa (541.000m3) trong đó gỗ sugi 312.000m3 và hinoki là 215.000m3. Với sản lượng gỗ khai thác lớn thứ 2 tại Nhật, Ehime là tỉnh có sản lượng chế biến gỗ thuộc hàng lớn nhất. Để phát triển ngành gỗ và lâm sản nhằm cung cấp sản phẩm gỗ chất lượng cao, tiêu chuẩn đồng nhất, tỉnh Ehime đã sử dụng công nghệ khai thác hiện đại để giảm giá thành và thương hiệu hóa loại gỗ này với hai tên gọi là “Hime Hinoki” và “Hime Sugi”. Tại Ehime có khoảng 10 chợ gỗ đầu mối, nguồn gỗ khai thác sau khi được cưa xẻ sẽ đem đến đây để bán theo hình thức đấu giá. Khách hàng chủ yếu là các xưởng cưa.

Ông Takayama Yasuhito – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime cho biết: “Chúng tôi sang Việt Nam lần đầu tiên năm 2013 để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gỗ hinoki. Đến năm 2015, chúng tôi bắt đầu hợp tác với Công ty TAVICO và hiện nay là đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất tại Việt Nam. Hiệp hội chúng tôi với sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Ehime đang hết sức nỗ lực xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh ra các thị trường nước ngoài. Điều này xuất phát từ việc chúng tôi dự báo nhu cầu sử dụng gỗ trong nước ngày càng giảm do tiến trình già hóa dân số, và để đạt được triển vọng tăng trưởng kinh tế thì nhất thiết phải khai thác thị trường các nước như Việt Nam”. Số liệu của Hiệp hội chế biến lâm sản Ehime cho thấy, hiện nay mỗi tháng tỉnh này xuất sang Việt Nam 10 container gỗ tròn, sang Trung Quốc 5 container gỗ thành  phẩm, Hàn Quốc khoảng 3 container.

Nhiều ưu điểm

Theo ông Yoshida Akio – Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Kitakei tại TP.HCM, đơn vị chuyên về vật liệu xây dựng cho biết, gỗ Nhật tuy đắt nhưng chất lượng tốt và an toàn cho người dùng, các dòng gỗ này hướng đến đối tượng có thu nhập tốt. Hinoki là loại gỗ truyền thống tại Nhật Bản và Ehime là một trong những tỉnh có trữ lượng và chất lượng gỗ tốt nhất. Hinoki phát ra mùi hương rất tốt cho sức khỏe, chống được côn trùng, hinoki được nuôi trồng với phương pháp khoa học cao nên mắt trên thân gỗ không nhiều, có thể dễ dàng thiết kế các sản phẩm. Gỗ Hinoki với đặc tính màu vàng nhạt, màu thay đổi dần vào trong từ nâu vàng đến đỏ đậm, thớ gỗ thẳng và mùi thơm đặc trưng. Hinoki hiện rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc vì có lợi cho sức khỏe, trong mùi hương có các chất alpha-pinen có khả năng kháng khuẩn.

Là đơn vị nhập khẩu gỗ hinoki nhiều nhất tại Việt Nam, ông Võ Quang Hà – Chủ tịch HĐQT Công ty Tavico cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, đại diện Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime tìm đến công ty chúng tôi để chào bán gỗ Hinoki. Tôi rất ngạc nhiên vì trước đây thường chỉ nghe người Nhật mua gỗ về dùng chứ không bán bao giờ. Sau thời gian dài thuyết phục, TAVICO  đồng ý nhập gỗ hinoki về bán. Tuy bán chậm và không được nhiều nhưng sau chuyến đi sang Ehime tìm hiểu các nhà máy gỗ và công nghệ sản xuất gỗ tại đây, chúng tôi đã xúc tiến đưa gỗ và công nghệ nhà gỗ Nhật về Việt Nam giới thiệu để thay dần loại gỗ nhiệt đới từ Lào, Myanmar, Campuchia đang dần hạn chế nhập về Việt Nam”.

Ông cho biết thêm: “Gỗ Nhật phần lớn được trồng sau Thế chiến thứ 2, bản chất là gỗ rừng trồng nên bền vững, dù Nhật không có chứng chỉ rừng. Với thói quen sử dụng gỗ trụ to trong xây dựng của người Việt, gỗ ghép từ thanh nhỏ thành gỗ to của Nhật hoàn toàn có thể đáp ứng được do sử dụng mối ghép bằng mộng vốn là công nghệ đỉnh cao của người Nhật. Theo số liệu tôi biết, năm 2016, gỗ nhập từ Lào, Campuchia, Myanmar đã giảm 400 triệu USD, chủ yếu là gỗ xây dựng, đặt ra bài toán nguồn nguyên liệu thay thế. Gỗ hinoki và gỗ Nhật nói chung cũng có thể nguồn cung thay thế lý tưởng vì giá phù hợp với xu hướng và tiết kiệm, chỉ khoảng 300 USD/m3. 

Hiện mỗi tháng TAVICO  tiêu thụ ra thị trường Việt Nam khoảng 5 – 7 container, trong đó có cả những doanh nghiệp chế biến gỗ Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam để xuất ngược sản phẩm về nước. Với gỗ Nhật, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được tính ổn định cao của thị trường Nhật, công nghệ hiện đại và dòng gỗ có nhiều đặc tính riêng biệt phù hợp với thị trường Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

USA Flag And Success Graph. Finance And Economy Concept.

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Thể chế mới tạo tương lai chuỗi cung ứng

Những đột phá về thể chế có thể giúp doanh nghiệp tái định hình chuỗi cung ứng từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu....
11 Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử 2

Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban chấp hành HAWA: Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh ngành nội thất xáo trộn bởi áp lực đối phó với thuế đối ứng từ Mỹ, doanh nghiệp (DN) kinh doanh online vẫn đang kín đơn hàng đến nửa năm 2026. Theo ông Trần Lam Sơn, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là kênh bán hàng tiềm năng mà còn là […]

...
ba-tru-cot-tai-cau-truc-nen-kinh-te

Ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế

Đoàn đàm phán Việt Nam đang cố gắng đưa mức thuế đối ứng Mỹ về số quân bình. Tuy nhiên, dù mức thuế chốt cuối ở mức nào thì doanh nghiệp đều phải nỗ lực để thích ứng. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị....
thay đổi địa chỉ văn phòng hawa

[Thông báo] Cập nhật địa chỉ văn phòng HAWA

Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Địa chỉ: 41-45 Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ là P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) Điện thoại: 090-250-7770. Email: info@hawa.org.vn....
Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...