Gỗ Nhật tìm đường vào Việt Nam

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Không dừng lại ở đó, người Nhật đang xúc tiến tìm kiếm cơ hội để xâm nhập nhiều hơn thị trường này, nhằm mở ra cơ hội mới trong nguồn cung nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng về “đặc sản” gỗ hinoki và sugi. Để thực hiện mục đích đó, mới đây, đoàn quan chức và doanh nghiệp gỗ tỉnh Ehime (Nhật Bản) đã đến tỉnh Đồng Nai tổ chức “Hội chợ giới thiệu công nghệ nhà gỗ tỉnh Ehime – Nhật Bản” và xúc tiến những bước đi cụ thể để tìm hiểu thị trường Việt Nam.

Nguồn cung phong phú

Ehime là hòn đảo thuộc Shikoku, có khí hậu ấm áp và được bao bọc bởi núi và biển. Ehime vốn nổi tiếng với thành cổ, suối nước nóng Dogo Onsen, các nhà tắm bằng gỗ và nghề trồng cam. Tuy nhiên, sắp tới đây, địa phương này của Nhật Bản sẽ được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam với loại đặc sản trứ danh của vùng đất này: gỗ hinoki và sugi. Ehime là tỉnh có nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ với sản lượng gỗ hinoki đứng thứ 2 Nhật Bản. Điều kiện thổ nhưỡng tại đây đã giúp gỗ hinoki và sugi có độ cứng và độ dẻo vượt trội.

Tại hội thảo giới thiệu gỗ và công nghệ nhà gỗ Nhật Bản trong khuôn khổ hội chợ, Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime cho biết, tỉnh Ehime có diện tích 568.000ha thì 71% là rừng (360.000ha), trong đó rừng trồng là 222.000ha hiện đã vào độ tuổi khai thác, lượng gỗ khai thác và chế biến hằng năm 102.000.000m3. Mỗi năm tăng trưởng 918.000m3 nhưng lượng gỗ khai thác hằng năm mới chỉ đạt một nửa (541.000m3) trong đó gỗ sugi 312.000m3 và hinoki là 215.000m3. Với sản lượng gỗ khai thác lớn thứ 2 tại Nhật, Ehime là tỉnh có sản lượng chế biến gỗ thuộc hàng lớn nhất. Để phát triển ngành gỗ và lâm sản nhằm cung cấp sản phẩm gỗ chất lượng cao, tiêu chuẩn đồng nhất, tỉnh Ehime đã sử dụng công nghệ khai thác hiện đại để giảm giá thành và thương hiệu hóa loại gỗ này với hai tên gọi là “Hime Hinoki” và “Hime Sugi”. Tại Ehime có khoảng 10 chợ gỗ đầu mối, nguồn gỗ khai thác sau khi được cưa xẻ sẽ đem đến đây để bán theo hình thức đấu giá. Khách hàng chủ yếu là các xưởng cưa.

Ông Takayama Yasuhito – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime cho biết: “Chúng tôi sang Việt Nam lần đầu tiên năm 2013 để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gỗ hinoki. Đến năm 2015, chúng tôi bắt đầu hợp tác với Công ty TAVICO và hiện nay là đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất tại Việt Nam. Hiệp hội chúng tôi với sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Ehime đang hết sức nỗ lực xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh ra các thị trường nước ngoài. Điều này xuất phát từ việc chúng tôi dự báo nhu cầu sử dụng gỗ trong nước ngày càng giảm do tiến trình già hóa dân số, và để đạt được triển vọng tăng trưởng kinh tế thì nhất thiết phải khai thác thị trường các nước như Việt Nam”. Số liệu của Hiệp hội chế biến lâm sản Ehime cho thấy, hiện nay mỗi tháng tỉnh này xuất sang Việt Nam 10 container gỗ tròn, sang Trung Quốc 5 container gỗ thành  phẩm, Hàn Quốc khoảng 3 container.

Nhiều ưu điểm

Theo ông Yoshida Akio – Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Kitakei tại TP.HCM, đơn vị chuyên về vật liệu xây dựng cho biết, gỗ Nhật tuy đắt nhưng chất lượng tốt và an toàn cho người dùng, các dòng gỗ này hướng đến đối tượng có thu nhập tốt. Hinoki là loại gỗ truyền thống tại Nhật Bản và Ehime là một trong những tỉnh có trữ lượng và chất lượng gỗ tốt nhất. Hinoki phát ra mùi hương rất tốt cho sức khỏe, chống được côn trùng, hinoki được nuôi trồng với phương pháp khoa học cao nên mắt trên thân gỗ không nhiều, có thể dễ dàng thiết kế các sản phẩm. Gỗ Hinoki với đặc tính màu vàng nhạt, màu thay đổi dần vào trong từ nâu vàng đến đỏ đậm, thớ gỗ thẳng và mùi thơm đặc trưng. Hinoki hiện rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc vì có lợi cho sức khỏe, trong mùi hương có các chất alpha-pinen có khả năng kháng khuẩn.

Là đơn vị nhập khẩu gỗ hinoki nhiều nhất tại Việt Nam, ông Võ Quang Hà – Chủ tịch HĐQT Công ty Tavico cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, đại diện Hiệp hội Chế biến lâm sản Ehime tìm đến công ty chúng tôi để chào bán gỗ Hinoki. Tôi rất ngạc nhiên vì trước đây thường chỉ nghe người Nhật mua gỗ về dùng chứ không bán bao giờ. Sau thời gian dài thuyết phục, TAVICO  đồng ý nhập gỗ hinoki về bán. Tuy bán chậm và không được nhiều nhưng sau chuyến đi sang Ehime tìm hiểu các nhà máy gỗ và công nghệ sản xuất gỗ tại đây, chúng tôi đã xúc tiến đưa gỗ và công nghệ nhà gỗ Nhật về Việt Nam giới thiệu để thay dần loại gỗ nhiệt đới từ Lào, Myanmar, Campuchia đang dần hạn chế nhập về Việt Nam”.

Ông cho biết thêm: “Gỗ Nhật phần lớn được trồng sau Thế chiến thứ 2, bản chất là gỗ rừng trồng nên bền vững, dù Nhật không có chứng chỉ rừng. Với thói quen sử dụng gỗ trụ to trong xây dựng của người Việt, gỗ ghép từ thanh nhỏ thành gỗ to của Nhật hoàn toàn có thể đáp ứng được do sử dụng mối ghép bằng mộng vốn là công nghệ đỉnh cao của người Nhật. Theo số liệu tôi biết, năm 2016, gỗ nhập từ Lào, Campuchia, Myanmar đã giảm 400 triệu USD, chủ yếu là gỗ xây dựng, đặt ra bài toán nguồn nguyên liệu thay thế. Gỗ hinoki và gỗ Nhật nói chung cũng có thể nguồn cung thay thế lý tưởng vì giá phù hợp với xu hướng và tiết kiệm, chỉ khoảng 300 USD/m3. 

Hiện mỗi tháng TAVICO  tiêu thụ ra thị trường Việt Nam khoảng 5 – 7 container, trong đó có cả những doanh nghiệp chế biến gỗ Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam để xuất ngược sản phẩm về nước. Với gỗ Nhật, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được tính ổn định cao của thị trường Nhật, công nghệ hiện đại và dòng gỗ có nhiều đặc tính riêng biệt phù hợp với thị trường Việt Nam.

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...