[Hoạt động hội] Lâm nghiệp bền vững không thể thiếu bình đẳng giới

Sáng nay (5/10) tại TP. Quy Nhơn đã diễn ra Diễn đàn Quốc gia “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghbềniệp bền vững” do Cục Lâm nghiệp phối hợp với Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZ tổ chức.

Tại diễn đàn, Ông TRần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định: “Trong chuỗi các hoạt động lâm nghiệp, bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản của ngành, luôn tiềm ẩn và có thể xuất hiện sự bất bình đẳng trong phân công lao động, chênh lệch tiền lương và cơ hội việc làm; trong giao đất rừng, quyền sử dụng đất, lợi ích xã hội và môi trường lao động…. Những bất bình đẳng này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ. Do đó, thực hiện bình đẳng giới trong ngành lâm nghiệp sẽ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành mà còn đối với quốc gia.”

z4754824946062 a87a64b0e3fb7fb8033f90ae919dfe1c

Ông Santiago Alonso Rodriguez, Trưởng phòng hợp, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát biểu chúc mừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác Việt Nam liên quan vì những nỗ lực xuất sắc trong việc thu hẹp khoảng cách giới. “Chúng ta cần sự đóng góp mạnh mẽ của phụ nữ, nhưng đôi khi tiềm năng này chưa được khai thác đầy đủ trong ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng như nhiều ngành và quốc gia khác. Vì vậy, còn nhiều công việc cần được thực hiện trong nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau.”

z4754825109240 250c5e09e1cf1147879237b6d3741b72

Diễn đàn “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghbềniệp bền vững” không chỉ giúp tăng cường hiểu biết về bình đẳng giới trong ngành lâm nghiệp cho các bên liên quan mà còn tạo cơ hội kết nối và thúc đẩy sự hợp tác trong thực hiện các mục tiêu chung. Đây cũng là dịp quý báu để các bên cùng thảo luận phương hướng trong cải thiện bình đẳng giới và đóng góp của bình đẳng giới vào phát triển lâm nghiệp bền vững. Ví dụ như hoạt động nâng cao chất lượng rừng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ đạt hiệu quả và bền vững hơn khi lồng ghép các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và bình đẳng giới. Hay “tăng tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và đào tạo phụ nữ về kỹ thuật và quản lý sẽ góp phần giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới trong môi trường làm việc.”

Thông tin về ngành lâm nghiệp tại Việt Nam

Với độ che phủ 42,02% tổng diện tích của đất nước, rừng Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các chức năng về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Rừng còn là bể chứa carbon tự nhiên, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050. Ngành lâm nghiệp cũng là một ngành kinh tế kỹ thuật mang lại cơ hội việc làm cho người dân.

Phụ nữ đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam. Không chỉ đến bây giờ, vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng đã đáng kể từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, vai trò  và sự đóng góp về mặt kinh tế của họ trong các hệ thống sản xuất lâm nghiệp thường bị bỏ qua và đánh giá thấp.

z4754825108474 84c7ef87479c850a49e9e1bfba6f8996

Một nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và GIZ phối hợp với Viện Lâm nghiệp Châu Âu phối hợp thực hiện vào năm 2023 cho thấy rằng phụ nữ trong ngành lâm nghiệp thường ít có khả năng tiếp cận đối với các cơ hội đào tạo về chuyên môn và kỹ thuật. Do đó, thu nhập của họ thường thấp hơn nam giới và khoảng cách lương theo giới trong ngành lâm nghiệp lớn hơn đáng kể so với các ngành kinh tế và công nghiệp khác tại Việt Nam. Phụ nữ nông thôn thường vẫn bị thiệt thòi do bất bình đẳng giới trong tiếp cận các lợi ích từ các chính sách và dịch vụ, có thể thấy điều này ở sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ đăng ký tham gia và nhận tiền phân bổ từ nguồn thu Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES).

Tuy nhiên, các thách thức liên quan đến bình đẳng giới cũng tồn tại đối với nam giới trong ngành lâm nghiệp. Một số công việc trong ngành này thường do lao động nam đảm nhiệm, chẳng hạn như các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều sức lực. Tuy nhiên, do những công việc như vậy thường theo vụ việc hoặc mùa vụ, những người đàn ông này thường làm việc không có hợp đồng lao động và do đó không có sự bảo vệ của bất kỳ lưới an sinh xã hội nào. Tình trạng này khiến họ trở nên dễ bị tổn thương hơn phụ nữ vì phụ nữ thường có cơ hội đảm nhiệm các công việc hành chính với hợp đồng lao động ổn định.

Diễn đàn này nhằm mục đích tăng cường hiểu biết thông qua xem xét cách phân chia lao động phổ biến trong việc làm ngành lâm nghiệp và sự phân biệt về vai trò kinh tế giữa nam và nữ trong các hệ thống sinh kế dựa vào rừng. Các bên tham gia Diễn đàn cũng thảo luận để đề xuất các khuyến nghị về tăng cường bình đẳng giới nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.

Tải tài liệu buổi thảo luận tại đây:

https://drive.google.com/drive/folders/18D7BeYFd6LzIaTR0h9OWgGWkmS2mGpPI?usp=sharing

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...