Làn sóng hồi hương

Việc xuất hiện những nhà máy sản xuất đặt tại Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng nội thất ở thị trường được đánh giá là lớn nhất thế giới này có nhiều thay đổi.

 SBA Home, nhà sản xuất đồ nội thất khổng lồ của Litva vừa công bố khoản đầu tư 70 triệu USD vào nhà máy sản xuất đầu tiên của mình tại Mỹ.

Bài toán đầu tư

SBA Home là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn SBA Grupe, đơn vị đang vận hành bốn nhà máy ở Litva với hơn 3.000 công nhân. Công ty sẽ xây dựng một cơ sở rộng 500.000 foot vuông tại quận Davie, Mocksville, North Carolina, một thị trấn ở phía Bắc Charlotte và phía Tây Nam Winston-Salem. Cơ sở này dự kiến hoạt động từ tháng 10/2025, sẽ sản xuất đồ nội thất cho khách hàng tại Mỹ và tạo ra 250 việc làm, từ sản xuất, kho bãi đến hành chính và quản lý.

Quận Davie được mệnh danh là thủ phủ nội thất thế giới của North Carolina, nơi tập trung hơn 800 công ty sản xuất nội thất danh tiếng. Dự án được hỗ trợ một phần bởi một khoản tài trợ đầu tư phát triển việc làm (Job Development Investment Grant) trong thời hạn 12 năm. Ước tính sẽ giúp nền kinh tế của tiểu bang tăng trưởng thêm 435,8 triệu USD. Nhờ sử dụng một công thức tính toán bao gồm khoản đầu tư 50 triệu USD của công ty cũng như doanh thu thuế mới phát sinh từ những việc làm vừa được tạo ra, thỏa thuận tài trợ đầu tư phát triển việc làm giúp hoàn trả tối đa cho công ty lên tới 1.421.250 USD, trải dài trong 12 năm. Các khoản thanh toán của tiểu bang chỉ được cung cấp sau khi sở Thương mại và Thuế xác nhận rằng công ty đã đạt được các mục tiêu về đầu tư tăng thêm và tạo ra việc làm.

6 Lan song hoi huong tieng Viet 3

SBA Home là một trong những điển hình đáp lại lời kêu gọi đưa việc làm về lại xứ cờ hoa. Theo một khảo sát do Medius thực hiện, các nhà sản xuất Mỹ cho biết việc kinh doanh hiện nay khó khăn hơn so với thời kỳ đại dịch. 78% nhà sản xuất công nhận 6 tháng qua đã phải đối mặt những thách thức đáng kể, bao gồm: lãi suất tăng (28%), chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phức tạp (28%), nhu cầu tiêu dùng yếu (25%) và áp lực từ người tiêu dùng về giá (25%).

Do điều kiện kinh tế đầy thách thức, các nhà sản xuất Mỹ đang nỗ lực tinh giản hoạt động và chi phí (47%), tích hợp AI vào chuỗi cung ứng (38%) và tập trung vào việc bảo vệ biên lợi nhuận (36%). Đáng chú ý, có đến 69% nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển chuỗi cung ứng của mình về nước, thay cho việc đầu tư sản xuất hay đặt hàng từ các quốc gia cung ứng.

Giá trị tăng lên

Theo kết quả khảo sát, có tới 94% nhà sản xuất tham gia vào quá trình chuyển sản xuất về nước báo cáo kết quả thành công. Gần một phần tư trong số họ (23%) đang tận hưởng thành quả là giá trị tăng lên và độ an toàn được củng cố. 93% nhà sản xuất đang có kế hoạch đẩy mạnh quá trình đưa sản xuất về nước trong chuỗi cung ứng của họ hai năm tới.

Nhân sự có tay nghề chuyên môn và chi phí vẫn là mối quan tâm chính của các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) khi bắt tay vào dự án chuyển sản xuất về nước, nhất là khi ngành nội thất vốn đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Khi được hỏi đâu là những rào cản lớn nhất với quá trình chuyển sản xuất về nước, lãnh đạo DN cho biết đó là lo ngại về giá cả tăng (36%), tiếp theo là rủi ro khi thay đổi nhà cung cấp (34%) và chi phí hoạt động tăng (33%). Các nhà sản xuất cũng cho biết kế hoạch chuyển sản xuất về nước sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ cần thêm nhân viên có tay nghề chuyên môn tại Mỹ để hỗ trợ cho quá trình này (58%).

Bên cạnh cơ hội có được chuỗi cung ứng an toàn hơn và giảm thiểu chi phí, lãnh đạo DN cũng được khuyến khích bởi những tiến bộ công nghệ, họ cho biết các nền tảng theo dõi đơn hàng do AI điều khiển (34%), phân tích dữ liệu để quản lý rủi ro (33%) và AI tạo sinh trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (32%) đang cho phép chuyển sản xuất về nước. Họ có thêm động lực nhờ khả năng tự động hóa và thấy được lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. 88% nhà sản xuất cho biết họ mong đợi nhanh chóng thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư vào tự động hóa trong chuỗi cung ứng.

Khi các nhà sản xuất bắt đầu chuyển dịch về nước, họ mong đợi khách hàng sẽ được hưởng lợi, với khả năng có được các sản phẩm họ muốn nhanh hơn (47%), sản phẩm rẻ hơn nhờ chi phí kinh doanh giảm xuống (45%) và sản phẩm chất lượng cao hơn (44%). Sản xuất trong nước cũng được dự kiến sẽ có tác động rộng hơn đến cách nền kinh tế vận hành nói chung, vì nhiều ngành công nghiệp khác nhau sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất trong nước.

Don Holm – Phó chủ tịch toàn cầu phụ trách tư vấn giá trị của Công ty Phát triển giải pháp phần mềm Medius, cho biết: “Trước bối cảnh kinh doanh khó khăn hơn, các nhà sản xuất Mỹ đang phải đối mặt với một mê cung đầy thách thức, từ việc tăng lãi suất đến sự phức tạp của chuỗi cung ứng và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Bất chấp những thách thức này, 69% nhà sản xuất vẫn đang chuyển hoạt động sản xuất trở lại quê nhà, động lực thúc đẩy là những tiến bộ công nghệ và cơ hội có được sự an toàn cao hơn cho chuỗi cung ứng, mà không phải trả mức giá cao như trước đây khi sản xuất trong nước. Và đây chỉ mới là khởi đầu, khi nhà sản xuất áp dụng AI và tự động hóa, họ không chỉ có thể tồn tại mà còn phát triển trong bối cảnh kinh tế thay đổi mỗi ngày”.

Ca Dao (Nguồn: PR Newswire và Furniture Today)

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Cá tính và sáng tạo trẻ

Chủ đề “Kết nối xuyên không” của mùa hoa mai thứ 21 đã mở ra một sân chơi sôi động và kích thích tinh thần sáng tạo. Dù ban tổ chức đã điều chỉnh thời gian tổ chức cuộc thi vào tháng 3, sớm hơn hẳn so với thường lệ, thay vì tháng 10 để […]

...

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong thời gian tới....

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ nội, ngoại thất ở xứ cờ hoa....

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt....

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan....