Liễu sam

Theo Hiệp hội Xúc tiến xuất khẩu gỗ Nhật Bản

Đối với tài nguyên rừng của Nhật Bản, rừng cây lá kim với độ tuổi trên 30 năm chiếm phần nhiều. Có thể kể đến có một số loài cây quan trọng như: sugi, hinoki, karamatsu, hiba, todomatsu, và ezomatsu. Trong đó, cây sugi – còn gọi là liễu sam, là loài có tính ứng dụng rất cao.

sugi
Liễu sam 2

Sugi (cryptomeria japonica D.Don) là cây gỗ lớn thường xanh thuộc họ hinoki phân họ sugi chi sugi. Trong phân họ sugi còn có các loài asumaniasugi (tên khoa học là athrotaxis), loài koyozan (tên khoa học là cunninghamia R. Br.), loài suishyon (tên khoa học là glyptostrobus Endl.), loài numasugi (tên khoa học là taxodium rich), loài metasekoia (tên khoa học là metasequoia miki ex hu et cheng), loài sekoiaosugi (tên hoa học là sequoiadendron buchholz), loài taiwansigi (tên khoa học là taiwania hayata).

Tốt cho sức khỏe

Liễu sam là một trong những loài cây đại diện cho thực vật của Nhật Bản, nó phân bố chủ yếu ở các vùng Honshyu, Shikoku, Kyushyu. Rừng trồng liễu sam đã có hơn 500 năm về trước, ở Nhật Bản có thể thấy rừng trồng này ở khắp nơi. Nhưng vùng trồng chủ yếu vẫn là các tỉnh: Akita, Shizuoka, Mie, Nara, Kumamoto, Oita, Mitazaki, Tottori và thủ phủ Kyoto. Một số chủng loại nổi tiếng được biết đến là akitasugi, echigosugi, tenryusugi, owashesugi, kitayamasugi, yoshinosugi, kokokusugi, hitasugi, obisugi và chizusugi.

Liễu sam là cây gỗ lớn thường xanh, ở Nhật Bản chiều cao thường trên 40 mét, cây sinh trưởng đường kính ngang ngực đạt trên 2 mét. Đa số thân mọc thẳng.

Màu của gỗ lõi và gỗ giác có sự khác biệt rõ ràng, màu của gỗ sớm gần trắng, màu của gỗ muộn trải rộng từ gam màu hoa đào cho đến màu nâu đỏ sẫm. Sự thay đổi từ gỗ sớm đến gỗ muộn rất rõ. Vòng năm rất rõ ràng, vân thớ đẹp, cảm nhận được sự ấm áp, và có bề mặt gỗ rất mịn.

Gỗ liễu sam có mùi thơm đặc biệt, đây là loại vật liệu đang được ưa chuộng vì rất tốt cho sức khỏe.

Độ bền cao

Với mật độ trung bình sấy khô là 0,38g/cm3, liễu sam là loại gỗ hơi nhẹ dễ chế biến. Khả năng lưu trữ của gỗ lõi ổn định. Liễu sam được ưa chuộng bởi vì dễ dàng trong việc sấy, gián keo, sơn màu.

Phạm vi sử dụng của liễu sam rất rộng rãi. Gỗ liễu sam sử dụng chính vào vật liệu xây dựng (cột, dầm, ván ghép tường, trần nhà, sàn nhà…), gỗ ép, ván ép, nội thất, dụng cụ gia đình, vật liệu làm cầu, vật liệu đóng thuyền, làm cột điện và đóng thùng hàng hóa… Gỗ có độ bền cao, chủ yếu các thành phần tự nhiên nên đang được sử dụng vào xây dựng nội thất và xây dựng các tòa nhà theo phong cách Nhật Bản.

Theo thống kê ở thời điểm ngày 31.3.2012, diện tích và trữ lượng của rừng trồng liễu sam là 4.530.000ha và 1.750.000.000m3 chiếm 44% diện tích rừng trồng và 58% trữ lượng. Sản lượng nguyên liệu gỗ của liễu sam năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 111.940.000m3, 112.260.000m3 và 118.8480.000m3 chiếm khảng 56% sản lượng gỗ nguyên liệu của năm.

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh....
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...