Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý.

Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư quốc tế và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự vươn lên mạnh mẽ từ Trung Quốc

Năm 2024, dòng vốn FDI vào Việt Nam chạm mốc 38,23 tỷ USD, nhiều hơn năm 2023 (36,6 tỷ USD), với số lượng và chất lượng dòng vốn FDI được nâng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng ngành chế biến gỗ, theo số liệu từ nhóm nghiên cứu Forest Trends, tính đến hết năm 2024, dự án FDI đầu tư mới tăng 7% về số lượng và tăng tới 73,2% về số vốn đầu tư so với năm 2023.

Điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh FDI ngành gỗ năm 2024 là sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN) đến từ Trung Quốc. Trong tổng số 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư 61 dự án mới, Trung Quốc chiếm tới 25 dự án với tổng vốn đầu tư 185,3 triệu USD, tương đương 41% về số dự án và 35,7% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ. DN Trung Quốc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến gỗ, sản xuất các mặt hàng như: Giường, tủ, bàn, ghế, sofa…

Thực tế là khối FDI nắm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu dù số lượng không nhiều. Năm 2024, toàn ngành có trên 4.200 DN xuất khẩu trực tiếp gỗ và sản phẩm gỗ đạt trị giá 15,89 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI đạt 7,67 tỷ USD với 777 DN tham gia xuất khẩu. Nghĩa là, dù chỉ chiếm 18,3% về số lượng DN nhưng lại chiếm tới 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Khối FDI là nơi hàm chứa rủi ro xuất xứ khá cao khi mà chuỗi cung ứng của họ đưa bán thành phẩm, thành phẩm dưới dạng nguyên liệu. “Thực tế, ngành gỗ đã phát triển ở mức cao. Lúc này cần phải lựa chọn và sàng lọc FDI”, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Bifa nhìn nhận.

Sống cùng khối ngoại

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch HAWA cho biết, DN FDI có thể xem là “thầy” của các DN Việt Nam. Đơn cử ở ngành gỗ, vào những năm 1990, FDI bắt đầu vào Việt Nam và DN trong nước học từ họ để có được kinh nghiệm xây dựng, phát triển ngành từ nền tảng thủ công nhỏ lẻ ban đầu để lột xác trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia. Tuy nhiên, khối DN này vẫn đang vận hành tách rời với khối DN nội địa. Trong bối cảnh hiện nay, về lâu dài, tương quan giữa hai lực lượng cần tính toán lại sao cho DN nội địa có thể kết nối với FDI trên toàn chuỗi cung ứng. Đây là lúc cần phải thương thảo với FDI để tạo ra giá trị nội địa nhiều hơn. Như vậy, giá trị xuất khẩu mới thực sự đúng.

Đồng quan điểm, PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các ngành xuất khẩu chủ lực Việt Nam cần thương thảo với FDI để tạo ra giá trị nội địa nhiều hơn. Ngoài tâm thế chủ động, DN cần phải học cách hợp tác, đặc biệt là hợp tác với FDI để có thể làm chủ trên toàn chuỗi cung ứng. Việc hợp tác này cũng là cách để có thể phân biệt DN đầu tư lâu dài và DN mượn xuất xứ.

Nút thắt công nghiệp phụ trợ

Ở vị trí đầu tiên của chuỗi cung ứng, phần nguyên liệu chính của ngành nội thất là gỗ nay đã được cung ứng tốt bởi rừng trồng bản địa và gỗ chính ngạch nhập khẩu có chứng nhận hợp pháp. Tuy nhiên, những nguyên liệu ngoài gỗ như vải, ngũ kim… thì lại không là thế mạnh của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Chánh Phương, ngành cần có dịch chuyển trong phần phụ liệu mà cụ thể là công nghiệp phụ trợ phải được phát triển hơn nữa. Bởi, sự tham gia của công nghiệp phụ trợ bản địa càng tăng lên thì tỷ trọng nội địa hóa càng được cải thiện. Ông nhấn mạnh: “Phòng nghiên cứu phát triển là thứ cần có. Công tác R&D cần có cả ở cấp độ hiệp hội… để tạo được động lực phát triển thực chất. Được vậy, ngành sẽ có hành lang riêng để có thể cạnh tranh dù thuế quan thế nào”.

Với định hướng “Tự cường trên chuỗi cung ứng”, DN ngành gỗ đã có nhiều hoạt động để dịch chuyển sang các phân khúc giá trị cao hơn bằng cách gia tăng hàm lượng thiết kế, thương hiệu…. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ gia công sang kinh doanh giá trị vô hình cũng cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên môn, nhất là trong việc tính toán thị trường. Theo ông Phương, hiệp hội và cơ quan nhà nước phải tìm và tính toán cơ cấu ngành hàng, cơ cấu thị trường tốt để có thể hoạch định tốt chiến lược phát triển chủ động.

Về phía DN, PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng cần thiết phải dùng số liệu, dự báo thị trường, mô hình định lượng, chuẩn bị sẵn những kịch bản có thể gặp để đưa ra quyết định không bị động. “Trong nguy có cơ, cần giữ vững thị trường đang có và nỗ lực tìm kiếm cơ hội mới. Những cơn xáo trộn luôn làm chứa cơ hội để có thể vươn mình trở thành DN lớn, quốc gia lớn”, ông khẳng định.

Thiên Ý

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

21 Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...
san-sang-giai-phap-tai-chinh-toan-dien-va-toi-uu-sacombank-dong-hanh-cung-doanh-nghiep-go-vuong-chi-phi-thuc-day-tang-truong-vung-buoc-tuong-lai

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...
Close-up of a businessman's hand calculating invoice using calculator

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...
19 Tin vui EUDR

Tin vui EUDR

Các biện pháp đơn giản hóa và giảm bớt gánh nặng hành chính để tạo điều kiện thực hiện Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) cộng với việc được xếp hạng rủi ro thấp mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam kiện toàn các đòi hỏi từ thị trường châu Âu....
Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Hơn 200 khách mời đã có mặt tại Tọa đàm “Cải cách hành chính – Kiến tạo không gian phát triển” diễn ra sáng ngày 9/7 tại trường Đại học Hoa Sen TP. HCM. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện chuyên môn thuộc Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam (VIBE) 2025 do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu Xây dựng TP. HCM (SACA) tổ chức....
A magnifying glass focusing on wood logs chopped in a forest

Đẩy mạnh tính hợp pháp nguyên liệu đầu chuỗi

Việt Nam đang ngày càng nỗ lực hơn trong việc đảm bảo nguồn gốc minh bạch của nguyên liệu gỗ trong sản xuất nội thất cung ứng cho thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tại diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025, diễn ra ngày 8/5 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã ghi nhận thực tế đáng tự hào này....
hoi-nghi-AI-TP-HCM-ITPC

Hội nghị AI TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn – Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững”

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP tổ chức Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn - Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững". Hội nghị sẽ là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của AI và Big Data, góp phần vào quá trình chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế của TP.HCM trong kỷ nguyên mới....
17 GIZ

HAWA và GIZ hợp tác nâng cao năng lực doanh nghiệp

Trong bối cảnh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng để duy trì năng lực cạnh tranh, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU và Mỹ, HAWA đã tăng cường hợp tác với GIZ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN)....