Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban chấp hành HAWA: Tự chủ và minh bạch trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh ngành nội thất xáo trộn bởi áp lực đối phó với thuế đối ứng từ Mỹ, doanh nghiệp (DN) kinh doanh online vẫn đang kín đơn hàng đến nửa năm 2026. Theo ông Trần Lam Sơn, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ là kênh bán hàng tiềm năng mà còn là công cụ để DN tự cường trong chuỗi cung ứng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm.

* TMĐT được nhắc đến như một tiềm năng lớn cho ngành gỗ. Trong bối cảnh thuế đối ứng vẫn chưa có kết luận chính thức, theo quan sát của ông, kinh doanh nội thất trên nền tảng online liệu có chịu ảnh hưởng trong thời gian tới?

– Theo tôi, không cần quá lo lắng về áp lực thuế đối ứng, với nền tảng và thế mạnh chúng ta hiện có, “nước lên thì thuyền lên” thôi. TMĐT là con đường ngắn nhất để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với DN đi theo con đường B2B truyền thống, khi thuế tăng lên, giá thành cộng dồn qua nhiều khâu sẽ tăng lên bội số. Tuy nhiên, các mặt hàng nội thất bán trên TMĐT vẫn đang là các mặt hàng nhỏ, giá bán mỗi đơn vị sản phẩm (unit selling price) cũng nhỏ. Do đó, ngay cả khi thuế có nâng lên, người tiêu dùng cuối cùng vẫn có khả năng chấp nhận được mức giá mới.

Ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ít có đối thủ cạnh tranh đáng kể từ các nước khác. Vì vậy, dù thuế có tăng lên, sản phẩm từ Việt Nam vẫn có lợi thế riêng. Trước đây, nếu người ta mua sản phẩm 10 đồng, giờ không có ai cạnh tranh, họ mua 20 đồng vẫn có thể sẵn sàng chấp nhận. Điều quan trọng là nhu cầu nội thất vẫn rất lớn. Các đơn hàng qua TMĐT hiện giờ ngày càng nhiều và ổn định.

* Đó là lý do Thiên Minh mạnh dạn thử nghiệm với thương hiệu mới Green Mekong trên sàn TMĐT?

– Ý tưởng về Green Mekong và việc chuyển sang bán hàng trực tuyến xuất phát từ khoảng 3-4 năm về trước. Khi đó, tôi nhận thấy một lượng khách hàng khổng lồ từ Trung Quốc đổ về Việt Nam tìm mua hàng, khiến tôi tự hỏi tại sao người Việt mình không thể thử sức.

Dự án Green Mekong triển khai cách đây 1 năm và chính thức lên sàn cuối năm 2024. Tuy thời gian chưa lâu nhưng kết quả rất khả quan. Hiện tại, các đơn hàng qua kênh Amazon của chúng tôi rất ổn định và số lượng ngày càng tăng. Thậm chí, chúng tôi đang ở trong tình trạng “full” đơn hàng và không kịp sản xuất. Chúng tôi chính thức có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng lên sàn. Thời gian rút ngắn đáng kể so với những người đi trước, họ có thể mất tới 3 năm mới có lợi nhuận.

* Ông có thể chia sẻ bí quyết để thành công?

– Con đường TMĐT hoàn toàn khác biệt so với mô hình B2B truyền thống, đòi hỏi lãnh đạo DN phải chấp nhận thay đổi phương thức bán hàng. Mọi thứ từ thiết kế, đóng gói đến cách bán hàng đều phải khác biệt. DN cần nghiên cứu, thực hành, thậm chí trả giá để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng B2C.

Yếu tố quan trọng là sự hợp tác và chia sẻ kiến thức. Green Mekong mất 6 tháng nhưng Nghĩa Sơn đã mất đến 3 năm trả giá bằng những bài học thất bại. Chúng tôi may mắn được sẻ chia kinh nghiệm để tránh những thất bại trong thử nghiệm. Ngành nội thất Việt Nam hiện có một lợi thế rất lớn là tinh thần tự cường và sẵn sàng chia sẻ. Chỉ cần các lãnh đạo DN ngồi lại với nhau, tôi nghĩ, những khó khăn sẽ được tháo gỡ một cách dễ dàng.

* Cụ thể, DN sẽ được lợi thế gì khi hợp tác cùng nhau?

– Nếu DN trong ngành cùng kết hợp để cùng xây dựng một chuỗi cung ứng nội thất trực tuyến hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, lợi thế mà mỗi DN được hưởng sẽ rất lớn. Chuỗi này bao gồm các DN trên mọi công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển… Chỉ cần các DN hợp tác, có kế hoạch phân công chi tiết cho từng khâu nhỏ thì việc tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa dòng tiền là hoàn toàn khả thi. Đơn cử như việc gom đơn hàng nhỏ lại để thành đơn hàng lớn thì DN có thể đàm phán giá vận chuyển tốt hơn nhiều.

* Có ý kiến cho rằng ngành gỗ Việt Nam có khả năng bị áp thuế đối ứng cao do thông tin không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Liệu, TMĐT có vai trò gì trong việc minh bạch chuỗi cung ứng?

– Công tác sản xuất sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ nếu chúng ta làm đúng thì về bản chất, chuỗi cung ứng đã “sạch” rồi. Gỗ tràm, cao su, lục bình, cỏ năng tượng đều là nguyên liệu bản địa, sản xuất cũng ở Việt Nam từ đầu chuỗi. Như vậy, chúng ta đã chứng minh được nguồn gốc xuất xứ “sạch” đến 70-80%, phần thiếu sót do chưa chủ động được các nguyên phụ liệu khác. Vấn đề là chưa có đại diện đứng ra nói câu chuyện “sạch” ấy. Thông tin này cần được truyền tải hiệu quả đến chính phủ nước nhập khẩu, tránh để DN bị “vạ lây” từ những con sâu làm rầu nồi canh.

Tương tự với xuất khẩu truyền thống, để có thể tham gia TMĐT, DN phải cung cấp thông tin về sản phẩm và nguồn gốc, thông qua các mã HS. Trong thương mại điện tử, DN không đơn thuần là chụp hình, post lên sàn là có thể bán hàng. Để chinh phục được người dùng online, DN không chỉ phải chuẩn chỉnh từng chi tiết trong sản xuất để tránh bị đánh giá kém, giảm uy tín trên sàn mà còn phải kể được câu chuyện của chính mình để thuyết phục khách hàng. Nếu câu chuyện ấy được kể trên nền tảng của sự minh bạch, bền vững toàn chuỗi cung ứng, khách hàng sẽ đón nhận dễ dàng hơn rất nhiều.

Với khả năng hiển thị thông tin và tiếp cận đa dạng các bên, TMĐT chính là kênh quan trọng để thực hiện việc minh bạch và truyền thông này, từ đó tạo dựng niềm tin và giảm bớt những lo ngại từ phía các thị trường nhập khẩu.

Đăng Minh thực hiện

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...