Qui tắc ứng xử của HAWA

Tài nguyên thiên nhiên là vốn quý mà tạo hóa ban tặng cho con người và dĩ nhiên nó không phải là thứ vô hạn. May mắn cho ngành Chế biến gỗ được thiên nhiên ưu ái hơn vì gỗ tái sinh được. Ngoài việc cho gỗ để phục vụ đời sống con người, rừng còn là lá phổi của nhân loại, là kho nước dự trữ, là lá chắn gió bão, là vách ngăn lũ lụt, là mái che của các loài động vật hoang dã… Vì lý do nầy hay lý do khác, đây đó con người đã có hành vi ứng xử không đúng làm mất đi sự cân bằng tự nhiên.

Ý thức tầm quan trọng về lợi ích của rừng, giữa năm 1997, Chính phủ đã cấm xuất khẩu gỗ. Cũng trong năm này, Quốc hội khóa 10 đã có Nghị quyết 08/1997-QH10 phê duyệt dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng đã được Nhà Nước ban hành. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết song phương hoặc đa phương liên quan đến Bảo vệ tài nguyên rừng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt nam không những chấp hành tốt pháp luật, điều kiện tiên quyết để đảm bảo hồ sơ xuất khẩu hợp lệ và được xem xét cấp các chứng chỉ hệ thống quản trị quốc tế như ISO, COC, … Hiện nay Việt nam là nước có tổng số nhà máy được chứng nhận FSC – CoC dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Hải quan cũng đã kiểm tra chặt chẽ hồ sơ xuất nhập phải cân đối lượng gỗ đầu vào, đầu ra vì có liên quan đến việc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho các đơn vị trực tiếp xuất khẩu sản phẩm. Gỗ rừng trồng trong nước nếu được sử dụng cũng phải chứng minh nguồn gốc. Các cơ quan Kiểm Lâm cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra để bảo đảm nguồn gỗ nhập về là hợp pháp.

Bởi những thành quả tích cực trên, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp HCM (HAWA) chủ trương không một thành viên nào của HAWA tham gia vào việc khai thác, chế biến hoặc buôn bán gỗ bất hợp pháp ở bất kỳ thị trường nào, kể cả thị trường trong nước. Nguồn Gỗ được chế biến từ các nhà máy thành viên HAWA phải là nguồn nguyên liệu hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ Quốc tế.

  • Tuyệt đối không sử dụng, mua bán:
    • Bất kỳ loài nào trong danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
    • Bất kỳ loài nào trong danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam quy định trong các Phụ lục kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
    • Bất kỳ loại thực vật nào được khai thác bất hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoặc nguồn nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng mà doanh nghiệp biết được.
  • Chấp hành Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/1002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật hoang dã và các thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có liên quan đến việc quản lý ngồn gổ trong nước và gỗ nhập khẩu.
  • Tìm hiểu và loại trừ việc mua bán, sử dụng các loài thực vật khai thác từ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia Việt nam và của các Nước xuất khẩu nguyên liệu vào Việt nam.

HAWA tạo điều kiện để các thành viên tìm hiểu, tiếp cận nguồn gỗ hợp pháp, hướng dẫn thủ tục xác nhận nguồn gốc hợp pháp. HAWA không bảo vệ bất kỳ thành viên nào vi phạm quy tắc ứng xử này.

Vì trách nhiệm đối với Cộng đồng, BCH HAWA kêu gọi tất cả Hội viên Mỹ nghệ và Chế biến gỗ, Cộng đồng doanh nghiệp và đăc biệt các thành viên tự nguyện tham gia hệ thồng HAWA DDS tích cực hưởng ứng bằng hành động tự nguyện đăng ký thừa nhận bảng quy tắc ứng xử này; và cam kết:

  1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cho hê thống HAWA DDS và về nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp đang lưu thông, sử dụng, hoặc chế biến thành sản phẩm để chứng minh tính hợp pháp của gỗ.
  2. Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực: thuế, bảo vệ môi trường, lao động, bảo hiểm xã hội, phòng cháy chữa cháy, và tất cả những yêu cầu khác có liên quan đến nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp.
  3. Sẵn sàng tham gia vào một cơ chế giám sát tính minh bạch trong việc quản trị nguồn nguyên liệu và sự tuân thủ tốt luật pháp do hệ thống HAWA DDS lập ra; cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác để giúp cho HAWA DDS và các cơ quan chức năng của nhà nước xác minh được sự tuân thủ trên.

Quy tắc ứng xử này được kế thừa Tuyên bố của Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.HCM (HAWA) về Chính sách sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp do BCH khóa V công bố hồi tháng 10/2010. Các điểm 1, 2, 3 được bổ sung thêm cho phù hợp với mục tiêu của hệ thống trách nhiệm giải trình (HAWA DDS) đang được Hội triển khai.

               Tp. Hồ chí Minh ngày 12 tháng 5 năm 2017

Tm. Ban Thường Vụ HAWA.

               Chủ Tịch

Nguyễn Quốc Khanh (đã ký)

Hội viên HAWA thực hiện cam kết bằng cách tải văn bản tại đây và gửi về VP HAWA: [email protected].

DANH SÁCH HỘI VIÊN HAWA ĐÃ KÝ CAM KẾT (cập nhật đến ngày 12/09/2017)

1. Cty TNHH Đức Lợi 2
2. Cty CP Lâm Việt 
3. Cty TNHH Liên Thanh
4. Cty CP Gỗ Minh Dương 
5. Cty TNHH Minh Phát 2
6. Cty TNHH Nguyễn Thanh
7. Cty CP Gỗ Tân Thành
8. Cty TNHH Tiến Hưng
9. Cty CP Woodsland
10. Cty TNHH TM & SX Sao Nam
11. Cty CP Portland Furniture
12. Cty TNHH Nội thất Vinh Mỹ 
13. Cty TNHH MTV Chế biến gỗ Tường Văn
14. Cty TNHH Chế biến gỗ Sao Việt
15. Cty TNHH Mỹ thuật Hương Nga
16. Cty CP TCMN Gỗ Liên Minh
17. Cty TNHH Thanh Hòa.
18. Cty CP CBG Đức Thành
19. Xí nghiệp Sơ chế gỗ cao su Soklu – Cty CP ĐT XD Cao Su
20. Cty TNHH Đồng Quốc Hưng
21. Cty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát
22. Cty TNHH Tiến Triển Việt Nam
23. Cty TNHH Gỗ Mỹ
24. Cty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO)
25. Cty TNHH TM Vĩ Đại
26. Cty TNHH Danh Mộc
27. Cty TNHH Minh Thành
28. Cty CP Kiến trúc và Nội thất Nano
29. VPĐD APP Timber tại Tp.HCM
30. Cty CP Lâm Đặc Sản Xuất khẩu Quảng Nam
31. Cty TNHH Phát Triển
32. Cty TNHH SX & TM Miền Quê
33. Cty CP SX Lý Đan
34. Cty CP 26
35. Cty CP Thiết kế Quốc Thành
36. Cty CP Oseven
37. Cty TNHH TCMN Kim Bôi
38. Cty TNHH TM – DV Đông Tây
39. Cty CP Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai
40. Cty TNHH Khải Nguyên
41. Cty TNHH Nhật Tường
42. Cty CP Xây dựng Kiến trúc AA
43. Cty TNHH SX TM & XNK Thiên Minh
44. Cty CP D’Furni
45. Cty TNHH TM DV Mộc Phát
46. Cty TNHH TCMN Nguồn Việt (VIETS)
47. Cty CP Vinafor Đà Nẵng
48. Cty CP Sản xuất & Xuất nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn (Vinafor Sài Gòn)
49. Cty CP Phước Hưng
50. Cty TNHH Đồ gỗ Quốc tế (IFC)
51. Cty CP Interlink
52. Cty TNHH SX & TM Việt Fin
53. Cty TNHH Nội thất Toàn Thiên Ấn
54. Cty CP Chế biến gỗ Thuận An
55. Cty TNHH XD TM SX Trường Tiền
56. Cty TNHH Thành Thắng
57. Cty TNHH Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Hưng Hoàng
58. Cty TNHH Mộc Lâm
59. Cty TNHH Sản xuất Thịnh Việt
60. Cty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Sơn
61. Cty TNHH Bảo Hưng
62. Cty TNHH Gỗ Mỹ Đức
63. Cty TNHH Xây dựng môi trường (ENCO)
64. VPĐD Steinert Co. Ltd tại Tp.HCM
65. Cty CP Xây dựng Nội thất OZ
66. Cty CP Tân Vĩnh Cửu
67. Cty TNHH Ván ép – Cơ khí – Xây dựng Nhật Nam
68. Cty CP Nội thất Đồng Minh
69. Cty CP Mỹ thuật Gia Long
70. Cty CP Tekcom
71. Cty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ HHL Decor
72. Cty TNHH Gia Hân
73. Cty TNHH Nguyên liệu Gỗ Sài Gòn (SaigonWood)
74. Cty TNHH Dịch vụ Xử lý Môi trường Đồng Nai
75. Cty CP Cửu Long
76. Cty TNHH Scansia Pacific
77. Cty TNHH Xây dựng – Trang trí Nội thất Hoàng Thảo
78. Khoa Mỹ thuật Công nghiệp – Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác