Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ

Nhu cầu NK đồ gỗ và trang trí nội thất của Canada đang khá lớn, song tỷ trọng hàng Việt tại thị trường này còn khiêm tốn. 

Dự báo, sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam còn có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK vào Canada, thậm chí thông qua “cửa ngõ” này để thâm nhập sâu vào thị trường Bắc Mỹ.

Canada nhập khẩu trung bình 7 tỷ USD/năm

Canada là 1 trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới. Quốc gia này có chuyên môn lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây do NK tăng nhanh và XK giảm, Canada đã trở thành nước NK ròng các sản phẩm đồ nội thất.

Bà Trần Thu Quỳnh, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết: nhu cầu tiêu thụ trung bình mặt hàng này của một hộ dân tại Canada khoảng 700 USD/năm, trong đó tiêu thụ cao nhất là ở bang Ontario. Trong giai đoạn 2014-2021, Canada nhập khẩu trung bình khoảng 550 triệu USD/tháng, khoảng 7 tỷ USD/năm. Cao điểm nhập khẩu thường là các tháng cuối năm và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và tháng 7 hàng năm.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ XK (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) cho biết: năm 2021, XK đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá NK của Canada. Điều này cho thấy, các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Đáng chú ý, hiện nay, tại các chuỗi siêu thị lớn như COSTCO, IKEA, LEON’S… có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm nội thất sản xuất từ Việt Nam.

Theo nguồn tin từ marketinsightsreports.com, dự báo thị trường đồ nội thất gia đình của Canada đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6% trong giai đoạn 2021 – 2025. Con số tăng trưởng này đạt được là nhờ sự cải thiện trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở tại nhiều vùng của Canada. Phần lớn việc mua đồ nội thất được thúc đẩy bởi người tiêu dùng chuyển đến nhà mới.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, triển vọng gia tăng XK sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam sang thị trường Canada rất khả quan, trước hết là nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và tác động tích cực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). “Đặc biệt, khai thác tốt thị trường Canada, sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam còn có cơ hội đẩy mạnh sang các thị trường khác trong khu vực Bắc Mỹ, bởi đây được xem là một “cửa ngõ” để đi vào khu vực này”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Nỗi lo thiếu nguồn nguyên liệu

Dù đứng thứ 13 trong số các quốc gia XK đồ gỗ và trang trí nội thất vào Canada, song theo bà Trần Thu Quỳnh, vấn đề đáng lưu ý là thị phần của Việt Nam tại Canada hiện còn rất nhỏ so với các quốc gia khác.

Từ góc độ DN, ngành hàng, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương phân tích: “Ngành gỗ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây và nắm bắt tốt xu hướng thị trường. Với riêng với Canada, sản phẩm gỗ Việt đã có mặt, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nhưng con số XK so với quy mô thị trường còn nhỏ”.

Để thúc đẩy XK đồ gỗ và trang trí nội thất vào Canada nói riêng, khu vực Bắc Mỹ nói chung, vấn đề khó khăn được không ít DN ngành gỗ chia sẻ hiện nay là thiếu nguồn nguyên liệu gỗ bạch dương dùng để sản xuất tủ bếp do khó NK, bị ảnh hưởng lớn bởi xung đột Nga-Ukraine. Trên thực tế, mặc dù Việt Nam không phải là nước trực tiếp NK nhiều gỗ nguyên liệu từ Nga nhưng gián tiếp nhập một lượng không nhỏ thông qua các thị trường trung gian, điển hình như Trung Quốc. Sau khi NK từ Nga, các DN gỗ Trung Quốc sẽ chế biến và XK sang các thị trường khác, bao gồm Việt Nam. Trung bình hàng năm Việt Nam NK hơn 70.000 m3 gỗ xẻ và gần 200.000 m3 ván gỗ từ Trung Quốc, bao gồm gỗ bạch dương, phong vàng, sồi và thông, xuất xứ từ Nga. “Các DN rất mong muốn được cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ tìm kiếm nguồn gỗ NK thay thế”, ông Nguyễn Liêm nói.

Chia sẻ kinh nghiệm giao thương đồ gỗ và trang trí nội thất với thị trường Canada, một số DN NK của Canada thông tin: có nhiều cách bán hàng qua Canada, trong đó có hai cách chính là bán thành phần sản phẩm qua Canada để lắp ráp và bán thành phẩm. Cụ thể, với cách bán thành phần sản phẩm, DN có lợi thế là đóng gói gọn và vận chuyển thuận lợi, tuy nhiên cần xem xét đến chi phí lao động cao tại Canada. Trong khi đó, với việc bán thành phẩm, chi phí vận chuyển sẽ tăng cao do thành phẩm lớn khó tiết kiệm không gian trong đóng gói. Bởi vậy, DN cần tìm hiểu thông tin về phân phối mặt hàng thành phẩm, có thể chọn kênh bán lẻ hoặc thông qua trợ giúp của một đại lý hoặc bán trực tiếp cho khách hàng thông qua internet.

Bà Trần Thu Quỳnh thông tin thêm, Canada sở hữu nhiều nhãn hàng nội thất cao cấp. Do đó, DN Việt có thể phối hợp để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh dưới dạng OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). Lý do là giá nhân công tại Canada cao, đặc biệt nhân công ngành gỗ rất khó tìm, trong khi đó sản xuất tại Việt Nam có thể giải quyết các điểm nghẽn này. Ngoài ra, DN ngành gỗ trong nước cũng có thể tính đến khả năng mua bán DN hoặc khởi nghiệp tại Canada theo hướng đầu tư.

Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng đề cập tới khía cạnh, DN trong nước còn có thể phối hợp đào tạo nhân lực, nhất là việc kết hợp nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm gỗ, học tập kinh nghiệm xử lý gỗ và nước sơn, tự động hoá trong sản xuất, tận dụng hệ thống bán hàng của đối tác Canada để đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ. “Chính phủ Canada đang hỗ trợ mạnh mẽ cho DN phát triển chuỗi cung ứng, rất nhiều sản phẩm phụ trợ cho ngành gỗ Canada bị thiếu nguồn cung và DN trong nước có khả năng tham gia vào”, bà Trần Thu Quỳnh nói.

Theo Gỗ Việt (Nguồn: Haiquanonline)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

21 Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Bài toán lao động trong vòng xoáy thuế đối ứng

Là quốc gia thâm dụng lao động cao, các mức thuế đối ứng từ Mỹ có khả năng tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, việc làm và sinh kế của người lao động Việt Nam. Đối mặt với rủi ro này đòi hỏi phải có các chiến lược ứng phó toàn diện, từ […]

...
san-sang-giai-phap-tai-chinh-toan-dien-va-toi-uu-sacombank-dong-hanh-cung-doanh-nghiep-go-vuong-chi-phi-thuc-day-tang-truong-vung-buoc-tuong-lai

Sẵn sàng giải pháp tài chính toàn diện và tối ưu, Sacombank đồng hành cùng Doanh nghiệp Gỡ vướng chi phí – Thúc đẩy tăng trưởng – Vững bước tương lai

Miễn phí Gói Dịch vụ tài khoản Diamond Account, tích hợp nhiều dịch vụ hiện đại và thiết yếu đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch Tài khoản số đẹp theo yêu cầu Ngân hàng hiện đại eBanking Thanh toán quốc tế Thẻ Doanh nghiệp Ưu đãi mua bán ngoại tệ Nhân đôi thời gian […]

...
Close-up of a businessman's hand calculating invoice using calculator

Ngành gỗ lại bị Mỹ điều tra

Ngày 10/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng cuộc điều tra việc nhập khẩu gỗ (bao gồm gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm phái sinh như: sản phẩm giấy, đồ nội thất và tủ gỗ) vào Mỹ nhằm xem xét việc nhập khẩu này có đe dọa an ninh quốc gia […]

...
19 Tin vui EUDR

Tin vui EUDR

Các biện pháp đơn giản hóa và giảm bớt gánh nặng hành chính để tạo điều kiện thực hiện Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) cộng với việc được xếp hạng rủi ro thấp mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam kiện toàn các đòi hỏi từ thị trường châu Âu....
Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Hơn 200 khách mời đã có mặt tại Tọa đàm “Cải cách hành chính – Kiến tạo không gian phát triển” diễn ra sáng ngày 9/7 tại trường Đại học Hoa Sen TP. HCM. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện chuyên môn thuộc Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam (VIBE) 2025 do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu Xây dựng TP. HCM (SACA) tổ chức....
A magnifying glass focusing on wood logs chopped in a forest

Đẩy mạnh tính hợp pháp nguyên liệu đầu chuỗi

Việt Nam đang ngày càng nỗ lực hơn trong việc đảm bảo nguồn gốc minh bạch của nguyên liệu gỗ trong sản xuất nội thất cung ứng cho thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tại diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025, diễn ra ngày 8/5 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã ghi nhận thực tế đáng tự hào này....
hoi-nghi-AI-TP-HCM-ITPC

Hội nghị AI TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn – Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững”

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP tổ chức Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn - Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững". Hội nghị sẽ là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của AI và Big Data, góp phần vào quá trình chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế của TP.HCM trong kỷ nguyên mới....
17 GIZ

HAWA và GIZ hợp tác nâng cao năng lực doanh nghiệp

Trong bối cảnh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng để duy trì năng lực cạnh tranh, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU và Mỹ, HAWA đã tăng cường hợp tác với GIZ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN)....