Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn LED, doanh nghiệp thu về 30 triệu USD từ bán tín chỉ carbon

(HQ Online) – Nguyên nhân dẫn tới phát thải tại các doanh nghiệp sản xuất, các cách thức doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm phát thải và những câu chuyện thành công trong việc giảm phát thải… là những nội dung thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp tại Talkshow Chuyển đổi số ngành gỗ do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) tổ chức ngày 8/6.

Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn LED, doanh nghiệp thu về 30 triệu USD từ bán tín chỉ carbon

Các chuyên gia chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số với các doanh nghiệp

Talkshow được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững cho doanh nghiệp ngành gỗ tại Việt Nam” do HAWA tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam chuyển đổi số trong sản xuất, nhận thức và bước đầu thực hành giảm thải carbon cũng như nâng cao năng lực về quản trị carbon trong các nhà máy.

Theo các chuyên gia, vấn đề chuyển đổi số, giảm phát thải carbon đang ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp hạn chế sự nóng lên của trái đất mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đáp ứng các quy định của Chính phủ về kiểm kê khí nhà kính, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản… sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe của nước nhập khẩu.

Chia sẻ tại talkshow, ông Lê Duy Khánh, Đại diện Công ty CP Tập đoàn DAT đã chỉ ra 3 dạng phát thải carbon tại các doanh nghiệp. Thứ nhất là phát thải trực tiếp thông qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu, than cho hoạt động sản xuất. Thứ hai là phát thải gián tiếp thông qua việc sử dụng năng lượng điện. Bởi 46% năng lượng điện tại Việt Nam đến từ các nhà máy nhiệt điện than, 15% từ các nhà máy nhiệt điện dầu; phần còn lại là thủy điện và các nguồn năng lượng khác.

Dạng phát thải thứ ba là ngoài việc sử dụng điện và nhiên liệu hóa thạch, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đến từ những công ty có phát thải, hoặc sản phẩm của doanh nghiệp sau khi đến tay người tiêu dùng có tạo ra phát thải.

Ông Khánh tính toán, một doanh nghiệp sản xuất sử dụng khoảng 100.000 số điện một tháng sẽ tương đương lượng điện tiêu thụ hàng năm là khoảng 1,2 triệu kWh điện. Với hệ số phát thải CO2 Việt Nam năm 2023 là 0,6766 tCO2/MWh, lượng CO2 phát thải của doanh nghiệp đó sẽ ở mức 811 tấn CO2. Đây là con số đáng kể cho thấy sự cần thiết phải giảm phát thải đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Vậy làm cách nào để doanh nghiệp có thể giảm phát thải? Ông Khánh cho biết, việc trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện là thay đổi hành vi của người lao động trong công ty. Ví dụ như sử dụng nước tiết kiệm cũng sẽ giúp giảm một lượng phát thải đáng kể từ nguồn năng lượng sử dụng trong việc cấp nước, xử lý nước…

Bên cạnh đó là giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, cụ thể là sử dụng các thiết bị tối ưu hơn, có tính năng mới hơn hay thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới với hiệu suất cao hơn.

Ông Khánh dẫn chứng, năm 2023 một doanh nghiệp ở Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon ra thế giới bằng cách phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để đổi khoảng 6 triệu bóng đèn LED 9W lấy bóng đèn sợi đốt 60W của người dân, chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Mỗi năm dự án này có thể tiết kiệm được khoảng 900.000 mWh điện, tương đương với giảm phát thải 6.000 tấn CO2. Vòng đời của dự án là 10 năm và có thể giúp cho mỗi gia đình tiết kiệm khoảng 1 triệu đồng mỗi năm. Doanh nghiệp này đã chi ra 12 triệu USD để thực hiện dự án này, nhưng đổi lại doanh nghiệp đã bán được tín chỉ carbon với mức giá 5 USD/ tín chỉ và thu về khoảng 30 triệu USD sau 10 năm.

Ngoài việc sử dụng dây chuyền công nghệ mới để tiết kiệm năng lượng, một giải pháp khác có thể thực hiện là thu hồi carbon đối với những doanh nghiệp sản xuất và phát thải carbon trực tiếp. Tại Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Nội có hệ thống thu hồi lượng CO2 sinh ra trong quá trình sản xuất bia và sử dụng khí CO2 này bơm vào bia để tạo bọt. Việc này đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí mua khí CO2, thậm chí còn có dư để bán cho các nhà máy khác.

Đối với các doanh nghiệp ngành gỗ, trồng rừng cũng là một cách hiệu quả để giảm phát thải carbon. Ước tính, với lượng điện tiêu thụ điện ở mức 100.000 số điện/tháng, doanh nghiệp có thể trồng 360.000 cây xanh, tương đương 72 ha rừng để đạt trung hòa carbon.

Ngoài các giải pháp nêu trên, doanh nghiệp cũng có thể giảm phát thải bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, gồm điện gió, điện mặt trời, sử dụng biomass thay cho dầu DO, dầu diesel… Chính phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp, tức là mua điện từ các trang trại điện mặt trời, điện gió để sử dụng trong các nhà máy thông qua lưới điện của Nhà nước.

DSC2390 scaled

Ngoài ra, DN có thể tận dụng khoảng không trên mái để lắp đặt hệ thống điện mặt trời và sử dụng trực tiếp cho nhà máy. Hiện tại Chính phủ đang rất khuyến khích mô hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu.

Công ty CP Tập đoàn DAT triển khai thành công một dự án trong năm 2023 tại khu công nghiệp Tam Phước, Đồng Nai với công suất 3,7 MW, giúp nhà máy đạt được khoảng 80% nhu cầu tiêu thụ từ nguồn năng lượng mặt trời tái tạo và đã vận hành thương mại vào cuối năm 2023.

(Theo Nguyễn Hiền – Báo Hải Quan Online)

 

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

ba-tru-cot-tai-cau-truc-nen-kinh-te

Ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế

Đoàn đàm phán Việt Nam đang cố gắng đưa mức thuế đối ứng Mỹ về số quân bình. Tuy nhiên, dù mức thuế chốt cuối ở mức nào thì doanh nghiệp đều phải nỗ lực để thích ứng. Thách thức hiện nay chính là cơ hội để đổi mới tinh thần quản trị....
thay đổi địa chỉ văn phòng hawa

[Thông báo] Cập nhật địa chỉ văn phòng HAWA

Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Địa chỉ: 41-45 Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ là P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) Điện thoại: 090-250-7770. Email: info@hawa.org.vn....
Trần Đức khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Trần Đức Corportation khởi công nhà máy Net Zero tại Nam Tân Uyên

Sáng 23/6/2025, Trần Đức Corporation đã tổ chức lễ động thổ Nhà máy Trần Đức Nam Tân Uyên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Đại diện HAWA, Chủ tịch Phùng Quốc Mẫn đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến tập đoàn Trần Đức....
khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....