Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất.
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2025, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ đạt 191,47 nghìn m3, với trị giá 78,65 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và tăng 28,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Giảm thâm hụt thương mại

Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đánh giá, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ gỗ tròn và gỗ xẻ của Mỹ, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Mỹ trong năm 2024.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), gỗ nhập khẩu về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời chế biến và xuất khẩu sang nhiều thị trường. Trong đó, nhiều sản phẩm sử dụng gỗ nguyên liệu từ Mỹ đã xuất khẩu trở lại thị trường này. Các chủng loại gỗ nhập khẩu từ Mỹ như sồi đỏ, sồi trắng, óc chó, thông vàng đang là nguyên liệu chủ lực chế biến đồ gỗ. “Hiện Việt Nam đang tìm cách giảm thâm hụt thương mại với các thị trường, thì việc tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ được xem là một giải pháp chiến lược để hài hòa cán cân thương mại, giảm nguy cơ bị áp thuế và điều tra phòng vệ thương mại từ Mỹ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu”, ông Hoài nhận xét.

Hiện tại, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là gỗ tròn, với thuế suất bằng 0%. Từ năm 2014, thuế xuất khẩu đối với gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là 25%. Ông Võ Quang Hà, Phó chủ tịch DOWA nhận xét, mục đích ban đầu của chính sách này là giữ lại gỗ xẻ cho công nghiệp chế biến nội địa trước lo ngại Trung Quốc sẽ mua mất gỗ rừng trồng trong nước. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã rất khác, chính sách hiện hành đang kìm hãm khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến ban đầu của chuỗi cung ứng nội thất. Theo ông Hà, “Chúng ta đang có tiềm năng kinh tế lẫn chính trị lớn trong quy trình xử lý nguyên liệu đầu vào cho ngành”.

Gia tăng giá trị trên chuỗi cung ứng

Gỗ tròn và gỗ xẻ Mỹ đang giảm tiêu thụ mạnh do chính sách cấm nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đặc biệt là gỗ tròn để thực hiện các công đoạn sơ chế ngay tại Việt Nam, bao gồm xẻ và sấy. Ông Nguyễn Phương, Phó chủ tịch DOWA cho biết, xẻ và sấy gỗ không phải là tạm nhập tái xuất mà là một quy trình chế biến. Quá trình xẻ gỗ tròn thành gỗ xẻ thành phẩm có thể mất ít nhất 30 đến 45 ngày, thậm chí còn lâu hơn cả sản xuất nội thất. Sau khi được xẻ và sấy, các sản phẩm như gỗ xẻ, gỗ xẻ sấy, gỗ lạng (veneer), phôi gỗ, ván ghép sẽ được xuất khẩu đi các thị trường khác. Ông nhấn mạnh: “DN chế biến gỗ Việt Nam đủ công nghệ lẫn trình độ để thực hiện tốt công đoạn này, tạo ra thành phẩm giá hợp lý. Đáng tiếc, lại vướng thuế xuất khẩu cao nên mất lợi thế cạnh tranh”.

Không chỉ giới hạn ở các công đoạn xẻ sấy, theo ông Phương, DN Việt Nam còn có thể mở rộng sang chế biến sâu hơn như làm gỗ lạng, phôi gỗ, ván ghép… Mỗi công đoạn đều tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng. Thực tế, hoạt động xẻ, sấy và các công đoạn sơ chế khác yêu cầu lực lượng lao động. Nếu được cởi trói thuế xuất khẩu, DN sẽ tăng cường hoạt động chế biến gỗ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó tạo ra việc làm cho người lao động trong nước. “Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động lành nghề trong ngành gỗ, điều mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ cũng khó có được. Lực lượng lao động này là nền tảng để thực hiện các công đoạn chế biến gỗ hiệu quả”, ông Phương nói.

Với kinh nghiệm vận hành Tavico, thương hiệu cung ứng gỗ nguyên liệu cho DN trong nước, ông Võ Quang Hà tính toán, quá trình chế biến từ gỗ tròn sang gỗ xẻ, gỗ xẻ sấy trực tiếp là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng… DN có lợi nhuận và giá trị được tạo ra ngay tại khâu sơ chế. Ngoài sản phẩm chính là gỗ xẻ, các sản phẩm phụ từ quá trình xẻ như dăm gỗ cũng có thể được thu gom và bán, tạo thêm lợi ích kinh tế.

Việc kéo các khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng gỗ từ xẻ, sấy, làm phôi, gỗ lạng… về Việt Nam thông qua chính sách bỏ hoặc giảm thuế xuất khẩu gỗ xẻ sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam trở nên vững mạnh hơn. “Điều này không chỉ là giải pháp  tạm thời mà nên được xem là chiến lược lâu dài để phát triển ngành bởi nó có thể tạo ra công ăn việc làm, tăng giá trị sản phẩm gỗ ngay trên lãnh thổ Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và phân phối nguyên liệu gỗ toàn cầu”, ông Hà nhấn mạnh.

Đánh giá cao ý tưởng này, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sẽ trực tiếp đón nhận đề xuất từ phía cộng đồng DN chế biến gỗ để kịp thời tháo gỡ điểm nút phát triển chung. Thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành thêm các hoạt động hỗ trợ DN tiếp cận và khai thác thị trường mới, gia tăng các giá trị nội tại để có thể tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.

Minh Kiên

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...

Tư duy số hóa đồng bộ và tiếp cận bền vững

Trong bối cảnh ngành thiết kế – kỹ thuật – xây dựng (AEC) đang chuyển mình mạnh mẽ với làn sóng số hóa, GreenDS là một trong những đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ BIM, CAD và các phần mềm chuyên dụng tại Việt Nam. Gỗ & Nội thất đã […]

...

Vn-WoodId – Giải pháp nhận diện gỗ nhanh, hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu cấu tạo thô đại

Vn-WoodID – là một hệ sinh thái gồm ứng dụng di động đăng tải trên google play và app. Store, trang web https://woodid.aitc.vn/ và thư viện mẫu gỗ lưu giữ tại RIFI. Ứng dụng Vn-WoodID (app.) cho phép nhận diện tự động nhanh chóng với độ chính xác cao ưng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết bài toán nhận diện loài gỗ tức thì trên các thiết bị di động, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và minh bạch cho nguồn nguyên liệu gỗ trong chuỗi cung ứng toàn cầu....

Kết Nối Xuyên Không tìm thiết kế mới cho nội thất Việt

Giải thưởng Thiết kế Hoa Mai 2025 trở lại với chủ đề hết sức mới mẻ: “Kết nối xuyên không”. Đề bài vừa mơ hồ, vừa khơi gợi sáng tạo này đã thành công khi thu hút đội ngũ sáng tạo trẻ Việt Nam. Theo ông Phạm Chân Quang, Trưởng Ban tổ chức Hoa Mai […]

...

Vượt sóng logistics

Doanh nghiệp (DN) logistics đang đối mặt với nhiều thách thức lớn từ chi phí vận tải gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang, và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Những thay đổi chính sách vận tải trong nước và thương mại quốc tế gần đây đã tác động mạnh đến […]

...